Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư đối với khu chung cư phải phá dỡ có toàn bộ diện tích thuộc sở hữu nhà nước hay không?
- Nhà chung cư được kết luận bị hư hỏng nặng buộc phá dỡ trước niên hạn sử dụng khi có đủ các yếu tố nào?
- Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư đối với khu chung cư phải phá dỡ có toàn bộ diện tích thuộc sở hữu nhà nước hay không?
- Nhà nước lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư theo hình thức đầu thầu như thế nào?
Nhà chung cư được kết luận bị hư hỏng nặng buộc phá dỡ trước niên hạn sử dụng khi có đủ các yếu tố nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 69/2021/NĐ-CP quy định về các trường hợp phá dỡ, xây dựng lại nhà chung cư như sau:
Các trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch
Nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại hoặc xây dựng công trình khác theo quy hoạch quy định tại Nghị định này bao gồm:
...
2. Nhà chung cư hết niên hạn sử dụng hoặc chưa hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật nhưng có kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà chung cư có các kết cấu chịu lực chính của công trình xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể, có nguy cơ sập đổ, không đáp ứng điều kiện tiếp tục sử dụng, cần phải di dời khẩn cấp các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư;
b) Nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và có một trong các yếu tố sau: hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy; cấp, thoát nước, xử lý nước thải; cấp điện, giao thông nội bộ không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị.
...
Theo đó, nhà chung cư bị hư hỏng nặng, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ kết cấu chịu lực chính của công trình và một trong các yếu tố sau không đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc có nguy cơ mất an toàn trong vận hành, khai thác sử dụng cần phải phá dỡ để bảo đảm an toàn cho người sử dụng và yêu cầu về cải tạo, chỉnh trang đô thị thì buộc phải phá dỡ:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phòng cháy chữa cháy;
- Cấp, thoát nước, xử lý nước thải;
- Cấp điện, giao thông nội bộ.
Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư dối với khu chung cư phải phá dỡ có toàn bộ diện tích thuộc sở hữu nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Nhà nước có thể trực tiếp thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư đối với khu chung cư phải phá dỡ có toàn bộ diện tích thuộc sở hữu nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 69/2021/NĐ-CP quy định về việc nhà nước có thể trực tiếp thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư như sau:
Nhà nước thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 6 Điều 99 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020)
1. Nhà nước thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư bằng nguồn vốn quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Nhà ở (được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 6 Điều 99 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp nhà chung cư, khu chung cư có toàn bộ diện tích thuộc sở hữu nhà nước mà thuộc diện phải phá dỡ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này;
b) Trường hợp không lựa chọn được chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
...
Như vậy, trong trường hợp nhà chung cư buộc phái phá dỡ có toàn bộ diện tích thuộc sở hữu nhà nước thì phía nhà nước có quyền thực hiện dự án xây dựng lại nhà chung cư.
Nhà nước lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà chung cư theo hình thức đầu thầu như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 69/2021/NĐ-CP quy định về việc nhà nước trực tiếp lựa chọn chủ đầu tư như sau:
Lựa chọn chủ đầu tư dự án đối với trường hợp Nhà nước trực tiếp thực hiện dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư
...
2. Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 114 của Luật Nhà ở. Trường hợp Nhà nước quyết định tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
...
Trường hợp Nhà nước quyết định tổ chức lựa chọn chủ đầu tư dự án thông qua hình thức đấu thầu thì thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2021/NĐ-CP, cụ thể:
(1) Trên cơ sở danh mục dự án nêu trong kế hoạch xây dựng lại nhà chung cư đã được phê duyệt cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm lập danh mục dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư để thực hiện đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố danh mục này trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(2) Trước khi tổ chức đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về nhà ở và quy định tại Nghị định 69/2021/NĐ-CP.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh là bên mời thầu và chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án quy định tại Điều này.
(3) Các nội dung liên quan đến hồ sơ đấu thầu, phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ, xác định thang điểm chấm thầu, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư được quy định như sau:
- Phương pháp, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, việc lập hồ sơ mời thầu và các nội dung khác liên quan đến việc đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư dự án được thực hiện như quy định của pháp luật về đấu thầu, trong đó không đánh giá về hiệu quả đầu tư đối với phần diện tích đất quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 69/2021/NĐ-CP.
- Thang điểm chấm thầu được xác định với tổng điểm các tiêu chí để thực hiện dự án cao nhất là 100 điểm, bao gồm các tiêu chí: - Về năng lực tài chính, về kinh nghiệm thực hiện;
+ Về tiến độ thực hiện dự án, thời gian bàn giao nhà ở, công trình xây dựng;
+ Về đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội;
+ Về nội dung phương án bố trí tái định cư và chỗ ở tạm thời;
+ Về phương án tài chính để thực hiện dự án;
+ Về phương án kinh doanh, thương mại của dự án.
- Các mẫu thông báo liên quan đến việc đấu thầu được áp dụng như các mẫu quy định của pháp luật về đấu thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?