Nhà nước có ra quyết định thu hồi rừng trong trường hợp chủ rừng chết mà không có người nào thừa kế hay không?
Nhà nước có ra quyết định thu hồi rừng trong trường hợp chủ rừng chết mà không có người nào thừa kế hay không?
Nhà nước thu hồi rừng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Lâm nghiệp 2017 sau đây:
"a) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Chủ rừng không tiến hành hoạt động bảo vệ và phát triển rừng sau 12 tháng liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng, trừ trường hợp bất khả kháng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
c) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;
d) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn;
đ) Rừng được giao, được thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;
e) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật;
g) Các trường hợp thu hồi đất có rừng khác theo quy định của Luật Đất đai."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy trường hợp chủ rừng là cá nhân chết mà khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật thì Nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi rừng.
Thu hồi rừng
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi rừng đã giao?
Thẩm quyền thu hồi rừng được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
(1) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức;
b) Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
(2) Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như sau:
a) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;
b) Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
(3) Trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
Như vậy, thẩm quyền thu hồi rừng có thể thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện, cụ thể như sau:
- Đối với cá nhân: Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thu hồi rừng
- Đối với rừng được giao cho cá nhân nhưng trong khu vực thu hồi rừng có cả rừng được giao cho tổ chức: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định hu hồi rừng hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi rừng.
Việc thu hồi rừng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thu hồi rừng theo quy định tại Điều 14 Luật Lâm nghiệp 2017 bao gồm:
- Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương.
- Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt.
- Không giao, cho thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
- Chủ rừng không được cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác thuê diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư.
- Thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
- Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân địa phương; không phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
- Tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư; ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp thu hồi rừng không đúng thẩm quyền thì sẽ xử lý như thế nào?
Tại Điều 44 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định về việc bồi thường thiệt hại về rừng trong trường hợp thu hồi rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng cụ thể như sau:
"1. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi rừng có trách nhiệm thành lập hội đồng định giá:
a) Xác định tiền thuê rừng còn lại của chủ rừng trong tổng số tiền thuê rừng chủ rừng đã nộp cho Nhà nước mà số tiền đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
b) Xác định giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp trên diện tích rừng được giao, được thuê mà tiền đầu tư đó không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.
2. Tiền thuê rừng còn lại và giá trị lâm sản tăng thêm, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng, tài sản khác do chủ rừng đã đầu tư hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều này thuộc sở hữu của chủ rừng được Nhà nước bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Trường hợp thu hồi rừng mà rừng đó đã chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì được bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp thu hồi rừng mà chủ rừng bị thu hồi rừng đã thế chấp, bảo lãnh hoặc góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng thì quyền lợi của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận thế chấp, nhận bảo lãnh hoặc nhận góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về vấn đề thu hồi rừng thông qua các quy định về trường hợp thu hồi rừng, thẩm quyền và nguyên tắc thu hồi rừng> Đồng thời, trường hợp thu hồi rừng đối với rừng được giao, cho thuê mà không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng thu hồi thì sẽ phải bồi thường thiệt hại về rừng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?