Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho những hệ thống nào theo quy định?

Bảo đảm an toàn thông tin mạng thuộc trách nhiệm của ai? Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho những hệ thống nào theo quy định? Có những hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn thông tin mạng?

Bảo đảm an toàn thông tin mạng thuộc trách nhiệm của ai?

Căn cứ Điều 4 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng. Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác.
3. Việc xử lý sự cố an toàn thông tin mạng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, thông tin riêng của tổ chức.
4. Hoạt động an toàn thông tin mạng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả.

Như vậy, theo quy định trên thì bảo đảm an toàn thông tin mạng thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà nước có cấp kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho toàn hệ thống thông tin của quốc gia hay không?

Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho những hệ thống nào theo quy định? (Hình từ Internet)

Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho những hệ thống nào theo quy định?

Căn cứ Điều 5 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định chính sách của Nhà nước về an toàn thông tin mạng như sau:

Chính sách của Nhà nước về an toàn thông tin mạng
1. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
2. Khuyến khích nghiên cứu, phát triển, áp dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng do tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, cung cấp; tạo điều kiện nhập khẩu sản phẩm, công nghệ hiện đại mà tổ chức, cá nhân trong nước chưa có năng lực sản xuất, cung cấp.
3. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nghiên cứu, phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.
4. Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước và an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Như vậy, Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước và an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Có những hành vi nào bị nghiêm cấm về an toàn thông tin mạng?

Căn cứ Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.
2. Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.
6. Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.

Như vậy, theo quy định, Nhà nước nghiêm cấm các hành vi trong hoạt động an toàn thông tin mạng như sau:

(1) Ngăn chặn việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng trái pháp luật.

(2) Gây ảnh hưởng, cản trở trái pháp luật tới hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc tới khả năng truy nhập hệ thống thông tin của người sử dụng.

(3) Tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin mạng của hệ thống thông tin; tấn công, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống thông tin.

(4) Phát tán thư rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.

(5) Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân.

(6) Xâm nhập trái pháp luật bí mật mật mã và thông tin đã mã hóa hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Tiết lộ thông tin về sản phẩm mật mã dân sự, thông tin về khách hàng sử dụng hợp pháp sản phẩm mật mã dân sự; sử dụng, kinh doanh các sản phẩm mật mã dân sự không rõ nguồn gốc.

An toàn thông tin mạng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho những hệ thống nào theo quy định?
Pháp luật
Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng có phải là hoạt động kinh doanh nhằm bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin mạng hay không?
Pháp luật
Quyết định 320/QĐ-BXD về 12 nhiệm vụ trong Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của BXD năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là cơ quan nào?
Pháp luật
Việc cài đặt thiết bị tường lửa phải được thực hiện bởi bao nhiêu người lao động tại đơn vị của Ủy ban Dân tộc Việt Nam?
Pháp luật
Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải do đối tượng nào trực tiếp quản lý theo quy định?
Pháp luật
Hệ thống tường lửa của Ủy ban Dân tộc Việt Nam có bắt buộc phải có khả năng phát hiện hình thức tấn công từ chối dịch vụ (DoS) không?
Pháp luật
Quản lý an toàn thiết bị đầu cuối có nội dung tăng cường bảo mật cho máy tính cá nhân sử dụng hệ thống mạng tại Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp hay không?
Pháp luật
Việc điều tra xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố có phải là nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng không?
Pháp luật
Trong trường hợp nào tổ chức xử lý thông tin cá nhân sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập phải có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn thông tin mạng
106 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn thông tin mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào