Nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
- Nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
- Trách nhiệm hình sự về nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
- Trách nhiệm bồi thường dân sự về nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
Nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Trên thực tế, phải căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật của nhà máy sấy lúa, và các lò sấy gây ô nhiễm là hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí để từ đó có căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Theo Điều 19 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường), hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng có thể bị phạt tiền tới 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Nhà máy gây ô nhiễm môi trường
Trách nhiệm hình sự về nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
Người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải khôi phục tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường.
Về trách nhiệm hình sự, theo khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị phạt tù lên tới 7 năm, phạt tiền lên tới 3 tỷ đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1 - 5 năm đối với cá nhân:"2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kilôgam đến dưới 50.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 500 mét khối (m3) trên ngày đến dưới 5.000 mét khối (m3) trên ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
c) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần hoặc từ 150.000 mét khối (m3) trên giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3) trên giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường 10 lần trở lên;
[...]"
Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị phạt tiền lên tới 20 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định 1 - 3 năm, hoặc có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: "c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm;"
Trách nhiệm bồi thường dân sự về nhà máy gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến mọi người xung quanh
Về trách nhiệm bồi thường dân sự, Điều 602 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Chủ thể làm ô nhiễm môi trường mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp chủ thể đó không có lỗi”.
Theo quy định tại Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định:
"Điều 163. Khiếu nại, tố cáo về môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo."
Do đó, khi nhà máy sấy lúa có hành vi gây ô nhiễm và khi có đủ căn cứ chứng minh việc xả thải của nhà máy này ra môi trường là hành vi vi phạm thì bạn hoặc cư dân gần đó có quyền làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường của nhà máy sấy này đến Thanh tra bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc Cơ quan điều tra công an cấp huyện nơi nhà máy ở khu vực của bạn sinh sống để được giải quyết theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?