Nhà khoa học nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài sẽ được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ dựa trên các điều kiện nào?
- Nhà khoa học nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài sẽ được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ dựa trên các điều kiện nào?
- Khi xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài có phải dựa vào tiêu chí thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ để xem xét hay không?
- Hồ sơ đăng ký xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài phải được nộp ở đâu?
Nhà khoa học nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài sẽ được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ dựa trên các điều kiện nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:
Thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài
1. Điều kiện xem xét hỗ trợ:
Quỹ xem xét, hỗ trợ việc thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài đối với nhà khoa học đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Được tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài hoặc nhà khoa học nước ngoài có kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ mời thực tập, nghiên cứu;
b) Thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc tương đương. Việc thực tập, nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu của nhiệm vụ mà điều kiện trong nước không thực hiện được;
- Tham gia chương trình hợp tác giữa Quỹ và các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và khả năng hợp tác nghiên cứu giữa nhà khoa học Việt Nam và quốc tế;
- Là nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đăng ký thực hiện nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài trong lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên phát triển tại thời điểm đăng ký.
...
Như vậy, Nhà khoa học nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài sẽ được Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ dựa trên các điều kiện:
- Được tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài hoặc nhà khoa học nước ngoài có kết quả nghiên cứu công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ mời thực tập, nghiên cứu;
- Thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đang thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc tương đương. Việc thực tập, nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề nghiên cứu của nhiệm vụ mà điều kiện trong nước không thực hiện được;
+ Tham gia chương trình hợp tác giữa Quỹ và các tổ chức nước ngoài nhằm nâng cao năng lực và khả năng hợp tác nghiên cứu giữa nhà khoa học Việt Nam và quốc tế;
+ Là nhà khoa học trẻ tài năng không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đăng ký thực hiện nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài trong lĩnh vực được Việt Nam ưu tiên phát triển tại thời điểm đăng ký.
Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Khi xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài có phải dựa vào tiêu chí thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ để xem xét hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:
Thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài
...
2. Tiêu chí xem xét hỗ trợ:
a) Chất lượng của thuyết minh đề cương nghiên cứu;
b) Thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ;
c) Thành tích nghiên cứu của nhà khoa học đối tác nước ngoài; sự phù hợp chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất của tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài;
đ) Dự toán kinh phí hợp lý.
...
Theo đó, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài thông qua những tiêu chí như sau:
- Chất lượng của thuyết minh đề cương nghiên cứu;
- Thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ;
- Thành tích nghiên cứu của nhà khoa học đối tác nước ngoài; sự phù hợp chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất của tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài;
- Dự toán kinh phí hợp lý.
Cho nên, khi xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài phải dựa vào tiêu chí thành tích nghiên cứu của người đề nghị tài trợ để xem xét.
Hồ sơ đăng ký xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài phải được nộp ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 09/2015/TT-BKHCN như sau:
Thực tập, nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài
...
4. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác theo Mẫu NCNLQG 06 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
b) Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học theo Mẫu NCNLQG 07 quy định tại Phụ lục của Thông tư này. Nhà khoa học viết thư giới thiệu phải cùng chuyên môn với người đề nghị hỗ trợ, có học vị Tiến sĩ và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
c) Thư mời hợp tác nghiên cứu của tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài hoặc thư chấp nhận hướng dẫn nghiên cứu của nhà khoa học nước ngoài có cùng chuyên ngành khoa học trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, nội dung thực tập, nghiên cứu và trách nhiệm chi trả các khoản kinh phí liên quan;
d) Thuyết minh đề cương nghiên cứu tại tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài (làm rõ mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của chuyến thực tập nghiên cứu, nội dung, phương pháp, kế hoạch nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được) được nhà khoa học đối tác nước ngoài chấp thuận;
đ) Lý lịch khoa học của người nộp đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
e) Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này;
g) Dự toán kinh phí đề nghị Quỹ hỗ trợ, trong đó nêu rõ các khoản chi phí được phía nước ngoài cam kết tài trợ (nếu có) theo Mẫu NCNLQG 08 quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
5. Đăng ký đề nghị hỗ trợ:
a) Nơi nộp hồ sơ: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia;
b) Thời gian nộp hồ sơ: chậm nhất là ba (03) tháng trước ngày dự kiến bắt đầu thực hiện nghiên cứu ở nước ngoài.
Theo đó, hồ sơ đăng ký xem xét hỗ trợ nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài bao gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi công tác theo Mẫu NCNLQG 06 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
- Thư giới thiệu của 02 nhà khoa học theo Mẫu NCNLQG 07 quy định tại Phụ lục của Thông tư này. Nhà khoa học viết thư giới thiệu phải cùng chuyên môn với người đề nghị hỗ trợ, có học vị Tiến sĩ và có kết quả nghiên cứu chuyên ngành phù hợp được công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín trong thời gian năm (05) năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
- Thư mời hợp tác nghiên cứu của tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài hoặc thư chấp nhận hướng dẫn nghiên cứu của nhà khoa học nước ngoài có cùng chuyên ngành khoa học trong đó nêu rõ địa điểm, thời gian, nội dung thực tập, nghiên cứu và trách nhiệm chi trả các khoản kinh phí liên quan;
- Thuyết minh đề cương nghiên cứu tại tổ chức khoa học và công nghệ đối tác nước ngoài (làm rõ mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của chuyến thực tập nghiên cứu, nội dung, phương pháp, kế hoạch nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được) được nhà khoa học đối tác nước ngoài chấp thuận;
- Lý lịch khoa học của người nộp đơn đề nghị hỗ trợ theo Mẫu NCNLQG 02 quy định tại Phụ lục của Thông tư này;
- Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại điểm h Khoản 1 Điều này;
- Dự toán kinh phí đề nghị Quỹ hỗ trợ, trong đó nêu rõ các khoản chi phí được phía nước ngoài cam kết tài trợ (nếu có) theo Mẫu NCNLQG 08 quy định tại Phụ lục của Thông tư này.
Như vậy, sau khi hoàn thành những giấy tờ trong hồ sơ thì tiến hành nộp tại: Văn phòng Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ethereum là gì? Ethereum có phải là tiền ảo? Ethereum có được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam không?
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước chọn lọc? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học là gì?
- Lịch dương tháng 12 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm dương tháng 12 2024 chi tiết? Tháng 12 2024 có bao nhiêu ngày?
- Mẫu bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị chuyển đảng chính thức mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
- Ngày 28 tháng 11 là ngày gì? Ngày 28 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 28 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?