Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có được đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam hay không?
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có được đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam hay không?
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.
...
Căn cứ trên quy định nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
- Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài được đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có được đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thực hiện đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam thế nào?
Quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thực hiện đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Nhà đầu tư
...
2. Quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư được quy định như sau:
a) Thông qua kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật do hội đồng trường đề xuất;
b) Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu, chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗ của nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
c) Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường;
d) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường;
đ) Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; thông qua nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
e) Góp vốn đầy đủ, đúng hạn, giám sát việc góp vốn vào nhà trường theo đề án thành lập;
g) Xem xét, xử lý vi phạm gây thiệt hại của hội đồng trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
h) Quyết định tổ chức lại, giải thể nhà trường theo quy định của pháp luật;
i) Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư trên trang thông tin điện tử của nhà trường;
k) Nhà đầu tư thành lập trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển trường.
...
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân thực hiện đầu tư trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam có các quyền và trách nhiệm sau:
- Thông qua kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật do hội đồng trường đề xuất;
- Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu, chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗ của nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
- Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường;
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường;
- Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; thông qua nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Góp vốn đầy đủ, đúng hạn, giám sát việc góp vốn vào nhà trường theo đề án thành lập;
- Xem xét, xử lý vi phạm gây thiệt hại của hội đồng trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Quyết định tổ chức lại, giải thể nhà trường theo quy định của pháp luật;
- Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư trên trang thông tin điện tử của nhà trường;
- Nhà đầu tư thành lập trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển trường.
Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là gì?
Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Đầu tư cho giáo dục
1. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?