Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài những tài sản nào sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam?
- Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài những tài sản nào sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam?
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
- Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp nào?
Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài những tài sản nào sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam?
Nhà đầu tư nước ngoài theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 12 Luật Đầu tư 2020 thì sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:
(1) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
(2) Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư;
(3) Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài.
Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển ra nước ngoài những tài sản nào sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam? (Hình từ Internet)
Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài có phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Như vậy, theo quy định trên thì dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp nào?
Các trường hợp nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
b) Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
c) Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
d) Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
đ) Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
...
Như vậy, theo quy định thì nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?