Nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do văn bản pháp luật thay đổi thì có được hỗ trợ khắc phục thiệt hại?
- Nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do thay đổi quy định của văn bản pháp luật thì có được hỗ trợ khắc phục thiệt hại không?
- Văn bản đề nghị hỗ trợ khắc phục thiệt hại khi nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do thay đổi quy định của văn bản pháp luật phải có nội dung gì?
- Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu tài sản như thế nào theo quy định hiện hành?
Nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do thay đổi quy định của văn bản pháp luật thì có được hỗ trợ khắc phục thiệt hại không?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Đầu tư 2020 về bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật:
Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật
1. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư mới, ưu đãi đầu tư cao hơn thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư, trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 của Luật này.
2. Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường.
4. Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
5. Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.
Như vậy, nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường thì:
Được xem xét, giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:
- Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;.
- Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;
- Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.
Nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do thay đổi quy định của văn bản pháp luật thì có được hỗ trợ khắc phục thiệt hại không? (Hình từ Internet)
Văn bản đề nghị hỗ trợ khắc phục thiệt hại khi nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do thay đổi quy định của văn bản pháp luật phải có nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật:
Khi có yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo đảm đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư gửi văn bản đề nghị cho cơ quan đăng ký đầu tư kèm theo một trong các giấy tờ sau: Giấy phép đầu tư, Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền cấp có quy định về ưu đãi đầu tư (nếu có).
Theo đó, văn bản đề nghị hỗ trợ khắc phục thiệt hại khi nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư do thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do an ninh quốc gia gồm các nội dung sau:
- Tên và địa chỉ của nhà đầu tư;
- Ưu đãi đầu tư theo quy định tại văn bản pháp luật trước thời điểm văn bản pháp luật mới có hiệu lực gồm: loại ưu đãi, điều kiện hưởng ưu đãi, mức ưu đãi (nếu có);
- Nội dung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung có quy định làm thay đổi ưu đãi đầu tư đã áp dụng đối với nhà đầu tư theo quy định tại điểm b khoản này;
- Đề xuất của nhà đầu tư về áp dụng biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Đầu tư.
Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu tài sản như thế nào theo quy định hiện hành?
Việc bảo đảm quyền sở hữu tài sản được quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư 2020, cụ thể như sau:
- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
- Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?