Nhà đầu tư có được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài không?
- Nhà đầu tư có được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài không?
- Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư bao gồm những gì?
- Nhà đầu tư có được dùng cổ phần của mình tại Việt Nam để hoán đổi cho việc mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài không?
Nhà đầu tư có được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài không?
Hình thức đầu tư ra nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Hình thức đầu tư ra nước ngoài
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:
a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định, nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó.
Nhà đầu tư có được thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài không? (Hình từ Internet)
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư bao gồm những gì?
Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư được quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Vốn đầu tư ra nước ngoài
1. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Tiền và tài sản hợp pháp khác theo quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép theo quy định của pháp luật;
b) Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam;
c) Máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm;
d) Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, thương hiệu, quyền đối với tài sản;
đ) Cổ phần, phần vốn góp, dự án của nhà đầu tư được hoán đổi tại tổ chức kinh tế ở Việt Nam và tổ chức kinh tế ở nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều này;
e) Các tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật dân sự.
...
Như vậy, theo quy định, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm:
- Vốn chủ sở hữu;
- Vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài;
- Lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ra nước ngoài được giữ lại để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
Nhà đầu tư có được dùng cổ phần của mình tại Việt Nam để hoán đổi cho việc mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài không?
Việc hoán đổi mua cổ phần được quy định tại khoản 4 Điều 69 Nghị định 31/2021/NĐ-CP như sau:
Vốn đầu tư ra nước ngoài
...
3. Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
4. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, nhà đầu tư được dùng cổ phần của mình tại Việt Nam để hoán đổi cho việc mua cổ phần của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài trước, sau đó nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?