Nhà chung cư sau khi hoàn thành xong việc xây dựng và nghiệm thu sử dụng được bảo hành trong bao lâu?
- Nhà chung cư sau khi hoàn thành xong việc xây dựng và nghiệm thu sử dụng được bảo hành trong bao lâu?
- Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên có phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư không?
- Ban quản trị nhà ở chung cư có quyền ký kết hợp đồng với đơn vị bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư không?
Nhà chung cư sau khi hoàn thành xong việc xây dựng và nghiệm thu sử dụng được bảo hành trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2014 về bảo hành nhà ở như sau:
Bảo hành nhà ở
1. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở phải bảo hành thiết bị theo thời hạn do nhà sản xuất quy định.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua thì bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bên bán, bên cho thuê mua nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở được bảo hành kể từ khi hoàn thành việc xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng với thời hạn như sau:
a) Đối với nhà chung cư thì tối thiểu là 60 tháng;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ thì tối thiểu là 24 tháng.
…
Theo quy định trên thì tổ chức cá nhân thi công xây dựng nhà ở phải bảo hành nhà ở và đối với nhà chung cư sau khi hoàn thành xong việc xây dựng và nghiệm thu sử dụng được bảo hành tối thiểu 60 tháng.
Nhà chung cư sau khi hoàn thành xong việc xây dựng và nghiệm thu sử dụng được bảo hành trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu và có từ 20 căn hộ trở lên có phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư không?
Việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư được quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu hoặc nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu nhưng có dưới 20 căn hộ thì chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thống nhất quyết định việc thành lập Ban quản trị nhà chung cư hoặc không thành lập Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thành lập Ban quản trị nhà chung cư được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị bao gồm đại diện chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư;
b) Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu, thành phần Ban quản trị nhà chung cư thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư. Thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư, đại diện chủ đầu tư (nếu có); trường hợp người sử dụng nhà chung cư tham gia Hội nghị nhà chung cư thì thành phần Ban quản trị nhà chung cư có thể gồm cả người sử dụng.
Như vậy, đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu mà có từ 20 căn hộ trở lên phải thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
Ngoài ra, thành phần Ban quản trị nhà chung cư gồm:
- Đại diện các chủ sở hữu nhà chung cư;
- Đại diện chủ đầu tư (nếu có);
- Người sử dụng nhà chung cư (nếu người sử dụng tham gia Hội nghị nhà chung cư).
Ban quản trị nhà ở chung cư có quyền ký kết hợp đồng với đơn vị bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư không?
Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 104 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư
1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm sau đây:
…
d) Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 102 của Luật này.
Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 của Luật này và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;
đ) Ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì. Việc bảo trì phần sở hữu chung có thể do đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;
…
Như vậy, Ban quản trị nhà ở chung cư có quyền ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?