Nhà báo đăng nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nhà báo đăng nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật? Nhà báo đăng những nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nhà báo đăng những nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Báo chí 2016 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thông tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, việc đăng phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm trong hoạt động báo chí.

Do đó, việc nhà báo đăng những nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật.

Nhà báo đăng những nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nhà báo đăng những nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ internet)

Nhà báo đăng những nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ như sau:

Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ
Người nào xâm nhập lãnh thổ, có hành động làm sai lệch đường biên giới quốc gia hoặc có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, nếu có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì nhà báo đăng những nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có thể bị truy cứu về Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ.

Mức xử phạt đối với người phạm Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ được xác định như sau:

- Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân;

- Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu nhà báo bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can thì nhà báo đó có bị thu hồi thẻ nhà báo không?

Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 28 Luật Báo chí 2016 về cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo như sau:

Cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo
...
6. Người được cấp thẻ nhà báo bị thu hồi thẻ nhà báo trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí hoặc sử dụng thẻ nhà báo không đúng Mục đích gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đình chỉ Điều tra, đình chỉ vụ án đối với nhà báo đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lại thẻ nhà báo;
c) Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong 02 năm theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động;
d) Thôi việc nhưng không nộp lại thẻ nhà báo.
...

Như vậy, nếu nhà báo bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can thì nhà báo đó sẽ bị thu hồi thẻ nhà báo theo quy định.

Nếu trường hợp mà cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với nhà báo đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lại thẻ nhà báo.

Nhà báo
Kích động chiến tranh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự không?
Pháp luật
Quy tắc ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội thế nào? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo hiện nay?
Pháp luật
Nhà báo có những quyền hạn gì? Bộ trưởng đang làm nhiệm vụ có quyền từ chối trả lời phỏng vấn báo chí hay không?
Pháp luật
Nhà báo là gì? Nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Nhà báo đăng nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Nhà báo tham dự phiên tòa có được ghi âm và ghi hình diễn biến tại phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa không?
Pháp luật
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Người dân tộc thiểu số có được cấp xét thẻ nhà báo không? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo là gì?
Pháp luật
Nhà báo đã yêu cầu đưa tiền để không viết bài đăng báo khi biết người chưa thực hiện đúng các quy định về quản lý, sử dụng đất thì đi tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân có quyền yêu cầu nhà báo xuất trình giấy giới thiệu của đơn vị công tác để làm việc hay không?
Pháp luật
Nghĩa vụ nhà báo được pháp luật quy định như thế nào? Nhà báo đưa tin sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí không?
Pháp luật
Chặn nhà báo không cho tác nghiệp có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức phạt được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà báo
585 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà báo Kích động chiến tranh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà báo Xem toàn bộ văn bản về Kích động chiến tranh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào