Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thanh tra phải bảo đảm điều gì? Kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi cho những cơ quan nào?
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thanh tra phải bảo đảm điều gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy đinh về nguyên tắc xây dựng kế hoạch thanh tra như sau:
Nguyên tắc xây dựng Định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra
1. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của các cơ quan nhà nước cấp trên; yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đất nước, địa phương, ngành, lĩnh vực.
2. Bảo đảm phân công nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian thanh tra; bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm nguồn lực thực hiện.
3. Đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về thanh tra và hướng dẫn tại Thông tư này.
Theo đó, việc xây dựng kế hoạch thanh tra phải bảo đảm phân công nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, thời gian thanh tra.
Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch thanh tra phải bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm nguồn lực thực hiện.
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thanh tra phải bảo đảm điều gì? Kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi cho những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Vụ việc có dấu hiệu vi phạm được đăng tải trên báo chí có được xem là căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 11 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy đinh về xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam và kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội tỉnh).
2. Căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh;
b) Định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ;
c) Yêu cầu công tác quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh;
d) Yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh;
đ) Các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm;
e) Căn cứ khác theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra:
a) Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
b) Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra của cơ quan mình, gửi về Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chậm nhất vào ngày 10 tháng 11 hằng năm để tổng hợp, xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
...
Theo đó, xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thể dựa trên vụ việc có dấu hiệu vi phạm được đăng tải trên báo chí có được xem.
Như vậy, vụ việc có dấu hiệu vi phạm được đăng tải trên báo chí được xem là căn cứ xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi cho những cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 11 Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy đinh về xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
...
d) Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp thu các ý kiến tham gia để hoàn chỉnh dự thảo kế hoạch thanh tra trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
6. Hồ sơ trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kế hoạch thanh tra bao gồm:
a) Tờ trình của Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành kế hoạch thanh tra;
b) Dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
c) Dự thảo Quyết định của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành kế hoạch thanh tra;
d) Báo cáo tổng hợp, tiếp thu ý kiến tham gia vào dự thảo kế hoạch thanh tra (nếu có);
đ) Các thông tin, tài liệu khác (nếu có).
7. Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam dự thảo kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 hằng năm. Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 hằng năm.
8. Kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi về Thanh tra Chính phủ để báo cáo; gửi ngay đến Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp (nếu có); đồng thời, thông báo đến đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện.
Theo đó, kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam được gửi cho những cơ quan sau đây:
+ Gửi về Thanh tra Chính phủ để báo cáo;
+ Gửi Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh để phối hợp xử lý chồng chéo, trùng lặp (nếu có);
+ Thông báo đến đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải trung chuyển hành khách là gì? Phạm vi hoạt động vận tải trung chuyển hành khách như thế nào?
- Niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê được xác định thế nào? Thời hạn nộp Báo cáo tài chính?
- Quy hoạch tỉnh: 4 trường hợp được điều chỉnh theo trình tự thủ tục rút gọn đối với quy hoạch tỉnh bao gồm những gì?
- Xác định nhiệm vụ của tuyến đê có trong nội dung quy hoạch đê điều không? Ai có trách nhiệm công bố?
- Người quảng cáo có được gửi quá 03 thư điện tử quảng cáo tới một địa chỉ thư điện tử hay không?