Nguyên tắc xác định người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào? Quy định về bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân ra sao?

Nguyên tắc xác định người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào? Trong buổi bầu cử chức danh phó chủ tịch hội đồng nhân dân có 26 đại biểu, mà tỉ lệ phiếu bầu lại là 13/26 = 50%. Như vậy có đạt hay không? Anh có xem luật bầu cử 2015 nói rằng nếu tỉ lệ 50% thì việc quyết định do chủ tịch hội đồng có đúng không? Căn cứ pháp lý cụ thể như thế nào?

Nguyên tắc xác định người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 78 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 như sau:

"Điều 78. Nguyên tắc xác định người trúng cử
1. Kết quả bầu cử được tính, trên số phiếu bầu hợp lệ và chỉ được công nhận khi đã có quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bầu cử, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật này.
2. Người trúng cử phải là người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ.
3. Trường hợp số người ứng cử đạt số phiếu bầu quá một nửa tổng số phiếu bầu hợp lệ nhiều hơn số lượng đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu bầu cao hơn.
4. Trường hợp cuối danh sách trúng cử có nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử."

Như vậy, trường hợp số người tham dự chỉ có 1/2 và tổng số phiếu là 50% thì không được công nhận trúng cử.

Bầu cử

Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Quy định về bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

"Điều 80. Bầu cử lại
1. Trường hợp đơn vị bầu cử có số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri ghi trong danh sách cử tri thì Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Ủy ban bầu cử chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử đại biểu ở cấp đó.
2. Đối với bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh đề nghị Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định việc bầu cử lại ở đơn vị bầu cử có số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri ghi trong danh sách cử tri.
3. Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử chịu trách nhiệm tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử có số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri ghi trong danh sách cử tri sau khi đã báo cáo và được sự đồng ý của Hội đồng bầu cử quốc gia.
4. Trong trường hợp bầu cử lại thì ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là 15 ngày sau ngày bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử lại, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người ứng cử tại cuộc bầu cử đầu tiên. Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu cử vẫn chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri thì kết quả bầu cử lại được công nhận mà không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai."

Theo đó, trường hợp đơn vị bầu cử có số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá một nửa tổng số cử tri ghi trong danh sách cử tri thì thực hiện bầu cử lại.

Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 77 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:

"Điều 77. Biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử
1. Sau khi nhận, kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử và giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ban bầu cử lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.
2. Biên bản xác định kết quả bầu cử có các nội dung sau đây:
a) Số lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân được ấn định cho đơn vị bầu cử;
b) Số lượng người ứng cử;
c) Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử;
d) Số lượng cử tri đã tham gia bỏ phiếu, tỷ lệ so với tổng số cử tri của đơn vị bầu cử;
đ) Số phiếu phát ra;
e) Số phiếu thu vào;
g) Số phiếu hợp lệ;
h) Số phiếu không hợp lệ;
i) Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
k) Danh sách những người trúng cử;
l) Những khiếu nại, tố cáo do các Tổ bầu cử giải quyết; những khiếu nại, tố cáo do Ban bầu cử giải quyết; những khiếu nại, tố cáo chuyển đến Ủy ban bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Biên bản xác định, kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở đơn vị bầu cử được lập thành ba bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban bầu cử. Biên bản được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh chậm nhất là 05 ngày sau ngày bầu cử.
4. Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở đơn vị bầu cử được lập thành bốn bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban bầu cử. Biên bản được gửi đến Ủy ban bầu cử cùng cấp, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chậm nhất là 05 ngày sau ngày bầu cử."

Như vậy, trên đây là các quy định có liên quan gửi đến bạn đọc tham khảo.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,817 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào