Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 45/2024/TT-NHNN quy định về nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như sau:
- Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong ngành Ngân hàng;
- Bảo đảm quyền chủ động, phát huy khả năng sáng tạo và nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng;
- Bảo đảm sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng;
- Bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động khoa học và công nghệ; các cơ chế, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của ngành Ngân hàng.
Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào? Nội dung quản lý là gì? (hình từ internet)
Nội dung quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước là gì?
Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 45/2024/TT-NHNN quy định
Quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
...
2. Nội dung quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm;
b) Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
c) Kiểm tra, theo dõi và đánh giá việc ứng dụng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Công bố thông tin, lưu giữ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ;
đ) Quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
(i) Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan;
(ii) Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng nguồn kinh phí của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định, hướng dẫn về tài chính của Ngân hàng Nhà nước;
e) Các công việc khác có liên quan.
3. Quản lý trực tuyến các nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Tổ chức, cá nhân chủ trì hoặc thành viên các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trách nhiệm tuân thủ các quy trình, thủ tục quản lý trực tuyến nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên Cổng thông tin khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng tại địa chỉ: www.khoahocnganhang.org.vn;
b) Viện Chiến lược ngân hàng là đơn vị quản lý và vận hành Cổng thông tin khoa học và công nghệ ngành Ngân hàng; có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc khai thác, cập nhật trực tuyến các thông tin quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Như vậy, nội dung quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
- Xác định danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm;
- Tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Kiểm tra, theo dõi và đánh giá việc ứng dụng kết quả của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Công bố thông tin, lưu giữ kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Quản lý kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
+ Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan;
+ Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng nguồn kinh phí của Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định, hướng dẫn về tài chính của Ngân hàng Nhà nước;
- Các công việc khác có liên quan.
Có mấy phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước?
Theo Điều 6 Thông tư 45/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm tuyển chọn và giao trực tiếp.
2. Phương thức giao trực tiếp chỉ áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc bí mật nhà nước, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng;
b) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất;
c) Nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà chỉ có một tổ chức khoa học và công nghệ có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.
3. Phương thức tuyển chọn áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc khoản 2 Điều này.
Như vậy, có 2 phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ bao gồm tuyển chọn và giao trực tiếp.
Trong đó, phương thức giao trực tiếp chỉ áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc bí mật nhà nước, đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng;
+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất;
+ Nhiệm vụ khoa học và công nghệ mà chỉ có một tổ chức khoa học và công nghệ có đủ điều kiện về nhân lực, chuyên môn, trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó.
Phương thức tuyển chọn áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc phương thức giao trực tiếp nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?