Nguyên tắc, hình thức, nội dung văn bản hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
- Văn bản hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được ký kết theo nguyên tắc nào?
- Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
- Văn bản hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có thể được tạo lập thông qua các hình thức nào?
- Văn bản hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm các nội dung nào?
Văn bản hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được ký kết theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư 07/2013/TT-BKHCN quy định về nguyên tắc ký kết văn bản hợp tác như sau:
Nguyên tắc ký kết văn bản hợp tác
1. Văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ do các bên thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp các quy định pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế (nếu có).
2. Văn bản hợp tác phải phù hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, các kế hoạch, chương trình và dự án của nhà nước.
Theo đó, văn bản hợp tác của cá nhân, tổ chức Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi, phù hợp các quy định pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc tập quán quốc tế (nếu có).
Ngoài ra, văn bản hợp tác của cá nhân, tổ chức Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ phải phù hợp với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ, các kế hoạch, chương trình và dự án của nhà nước.
Hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 07/2013/TT-BKHCN quy định về ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản hợp tác là tiếng Việt và tiếng nước ngoài do các bên thỏa thuận. Văn bản hợp tác bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài có giá trị pháp lý như nhau.
Như vậy, văn bản hợp tác giữa các bên có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và ngôn ngữ của cá nhân, tổ chức hợp tác nước ngoài.
Văn bản hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có thể được tạo lập thông qua các hình thức nào?
Theo Điều 5 Thông tư 07/2013/TT-BKHCN quy định về hình thức của văn bản hợp tác như sau:
Hình thức của văn bản hợp tác
1. Hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ;
2. Văn bản ghi nhớ;
3. Văn bản thoả thuận;
4. Kế hoạch hợp tác;
5. Chương trình hợp tác;
6. Các hình thức khác do các bên thỏa thuận.
Như vậy, các bên hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có thể tạo lập văn bản hợp tác thông qua các hình thức văn bản như sau:
- Hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ;
- Văn bản ghi nhớ;
- Văn bản thoả thuận;
- Kế hoạch hợp tác;
- Chương trình hợp tác;
Ngoài các hình thức trên, các bên hợp tác có thể tạo lập văn bản hợp tác thông qua các hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quyền và lợi ích của các bên.
Văn bản hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm các nội dung nào?
Theo Điều 6 Thông tư 07/2013/TT-BKHCN quy định về nội dung chủ yếu của văn bản hợp tác như sau:
Nội dung chủ yếu của văn bản hợp tác
1. Đối với hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ:
a) Thông tin của các bên tham gia hợp đồng;
b) Các khái niệm, giải thích thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng;
c) Mục tiêu, nội dung, phạm vi, kết quả cần đạt được,...;
d) Địa điểm, thời hạn, phương thức thực hiện thoả thuận;
đ) Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng;
e) Quy định về việc sử dụng kết quả và chia sẻ lợi ích khi sử dụng kết quả thực hiện hợp đồng (nếu có);
f) Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện;
g) Quy định về quyền sở hữu trí tuệ (nếu có);
h) Chi phí và nguồn lực để thực hiện hợp đồng và phương thức thanh toán (nếu có);
i) Giải quyết tranh chấp;
k) Luật áp dụng;
l) Tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội;
m) Các thỏa thuận khác.
2. Đối với văn bản ghi nhớ:
a) Thông tin của các bên;
b) Căn cứ hợp tác;
c) Nguyên tắc hợp tác;
d) Mục tiêu, nội dung, hình thức họrp tác;
đ) Nguồn lực thực hiện.
3. Đối với văn bản thỏa thuận, kế hoạch hợp tác, chương trình hợp tác:
a) Thông tin của các bên;
b) Mục tiêu, nội dung, hình thức hợp tác và kết quả dự kiến;
c) Nguồn lực thực hiện;
d) Phương thức tổ chức thực hiện;
e) Kế hoạch triển khai thực hiện;
g) Cơ chế phối hợp thực hiện;
h) Tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, các bên có thể thoả thuận thêm các nội dung khác phù hợp với điều kiện cụ thể của hoạt động hợp tác và các quy định pháp luật hiện hành.
Theo đó văn bản hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Đối với hợp đồng hợp tác khoa học và công nghệ:
+ Thông tin của các bên tham gia hợp đồng;
+ Các khái niệm, giải thích thuật ngữ được sử dụng trong hợp đồng;
+ Mục tiêu, nội dung, phạm vi, kết quả cần đạt được,...;
+ Địa điểm, thời hạn, phương thức thực hiện thoả thuận;
+ Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng;
+ Quy định về việc sử dụng kết quả và chia sẻ lợi ích khi sử dụng kết quả thực hiện hợp đồng (nếu có);
+ Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện;
+ Quy định về quyền sở hữu trí tuệ (nếu có);
+ Chi phí và nguồn lực để thực hiện hợp đồng và phương thức thanh toán (nếu có);
+ Giải quyết tranh chấp;
+ Luật áp dụng;
+ Tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội;
+ Các thỏa thuận khác.
- Đối với văn bản ghi nhớ:
+ Thông tin của các bên;
+ Căn cứ hợp tác;
+ Nguyên tắc hợp tác;
+ Mục tiêu, nội dung, hình thức họrp tác;
+ Nguồn lực thực hiện.
- Đối với văn bản thỏa thuận, kế hoạch hợp tác, chương trình hợp tác:
+ Thông tin của các bên;
+ Mục tiêu, nội dung, hình thức hợp tác và kết quả dự kiến;
+ Nguồn lực thực hiện;
+ Phương thức tổ chức thực hiện;
+ Kế hoạch triển khai thực hiện;
+ Cơ chế phối hợp thực hiện;
+ Tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, các bên có thể thoả thuận thêm các nội dung khác phù hợp với điều kiện cụ thể của hoạt động hợp tác và các quy định pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?