Nguyên tắc đổi mới phát triển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định hiện nay là gì?
Nguyên tắc đổi mới phát triển công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 118/2014/NĐ-CP quy định:
Nguyên tắc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
1. Sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp phải phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nền kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp nhằm xác định cụ thể người sử dụng đất, chủ rừng, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên rừng.
3. Các công ty nông, lâm nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường và thực hiện cổ phần hóa; các công ty nông, lâm nghiệp làm nhiệm vụ công ích là chính thì thực hiện theo phương thức Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch.
4. Tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa.
5. Tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, công ty và người lao động.
Như vậy về nguyên tắc đổi mới phát triển công ty lâm nghiệp gồm 04 nguyên tắc sau đây:
- Đổi mới công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phải phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và nền kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Nhằm xác định cụ thể người sử dụng đất, chủ rừng, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, tài nguyên rừng.
- Tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo chuỗi giá trị hàng hóa.
- Tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân trên địa bàn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, công ty và người lao động.
Công ty lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Quy định về việc rà soát chức năng nhiệm vụ của công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 118/2014/NĐ-CP có nêu như sau:
Rà soát chức năng, nhiệm vụ công ty nông, lâm nghiệp
1. Tiếp tục rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các công ty nông, lâm nghiệp, xác định rõ ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, ngành nghề sản xuất kinh doanh bổ sung, ngành nghề kinh doanh phục vụ sản xuất kinh doanh chính. Xây dựng phương án sắp xếp lại các công ty theo hướng tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp nông, lâm, công nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên đơn vị diện tích sản xuất, nâng cao đời sống của người dân.
2. Đối với công ty lâm nghiệp vừa có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, rừng phòng hộ và đặc dụng diện tích mỗi loại dưới 70% diện tích đất được giao, thuê thì việc xác định ngành nghề sản xuất kinh doanh chính hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do cơ quan chủ sở hữu xem xét, lựa chọn trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Theo đó:
Đối với công ty lâm nghiệp vừa có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng, rừng phòng hộ và đặc dụng diện tích mỗi loại dưới 70% diện tích đất được giao, thuê thì việc xác định ngành nghề sản xuất kinh doanh chính hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do cơ quan chủ sở hữu xem xét, lựa chọn trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Trách nhiệm của công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì?
Cụ thể theo Điều 25 Nghị định 118/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của các tập đoàn, tổng công ty, công ty nông, lâm nghiệp
1. Tập đoàn, tổng công ty
a) Chỉ đạo các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc xây dựng đề án về sắp xếp, đổi mới và xây dựng phương án tổng thể về sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc trình Bộ chủ quản và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương chỉ đạo các công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc rà soát đất đai và làm thủ tục trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị trực thuộc.
c) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có công ty nông, lâm nghiệp hướng dẫn các công ty xây dựng phương án sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Các công ty nông, lâm nghiệp
a) Xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới của công ty trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các công ty thuộc tỉnh); tập đoàn, tổng công ty (đối với công ty trực thuộc tập đoàn, tổng công ty) phê duyệt.
b) Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương rà soát đất đai và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
c) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của địa phương xây dựng phương án sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Như vậy, các công ty lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm sau đây:
- Xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới của công ty trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các công ty thuộc tỉnh); tập đoàn, tổng công ty (đối với công ty trực thuộc tập đoàn, tổng công ty) phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương rà soát đất đai và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của địa phương xây dựng phương án sử dụng đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?