Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ? WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp vào năm nào?

Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì? WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp lần đầu tiên vào năm nào? Diễn biến của bệnh đậu mùa khỉ ở người được chia thành mấy giai đoạn theo hướng dẫn của Bộ Y tế?

WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp vào năm nào?

Theo Mục 1 Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ ban hành kèm Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 thì Bệnh Đậu mùa khỉ (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khỉ.

Năm 2003, đợt dịch đầu tiên bên ngoài châu Phi là ở Hoa Kỳ liên quan đến cầy thảo nguyên (chó đồng) đã dẫn đến hơn 70 ca mắc và sau đó bệnh Đậu mùa khỉ được báo cáo rải rác ở những du khách từ Nigeria đến Israel vào tháng 9/2018, Vương quốc Anh vào tháng 9/2018, tháng 12/2019, và tháng 5/2021; Singapore vào tháng 5/2019; và Hoa Kỳ vào tháng 7 và tháng 11/20211.

Từ tháng 5 năm 2022 đến nay dịch có diễn biến bất thường, đã ghi nhận dịch tại 12 quốc gia khu vực châu Âu, đây là lần đầu tiên ghi nhận các ổ dịch tại khu vực này, mà chưa xác định được mối liên hệ với khu vực dịch lưu hành trước đó.

Tiếp đó, dịch bệnh đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp bệnh.

Ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến ngày 15/8/2022, đã ghi nhận trên 35 nghìn ca mắc tại 92 quốc gia, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Hiện, một số quốc gia gần với nước ta như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp bệnh xâm nhập.

Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ? WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp vào năm nào?

WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp vào năm nào? (Hình từ Internet)

Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục 1 Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 thì:

- Có hai nhóm vi rút đậu mùa khỉ: một nhóm gây bệnh ở khu vực phía Tây Phi (Nhóm I) và một ở khu vực Trung Phi (Nhóm II)1.

- Nhóm vi rút gây đậu mùa khỉ ở khu vực Trung Phi thường gây bệnh nặng hơn, tỉ lệ tử vong từ 1% đến 10%, trong khi nhóm ở Tây Phi thường có tỉ lệ tử vong < 3%. Tỷ lệ tử vong ở người bệnh đậu mùa khỉ khác nhau đáng kể giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đồng thời, tại Mục 1 Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ ban hành kèm Quyết định 2265/QĐ-BYT năm 2022 cũng có nêu:

Bệnh Đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Ngoài ra, cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng trường hợp bệnh tại các quốc gia khu vực Tây, Trung Phi.

Theo đó, có thể thấy, bệnh đậu mùa khỉ được lây truyền từ động vật sang người hoặc người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Ngoài ra thì sự lây truyền bệnh đậu mùa khỉ có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Lưu ý một số loài động vật được xác định nhạy cảm với vi rút đậu mùa khỉ như: sóc dây; sóc cây; chuột túi Gambian; chuột sóc; động vật linh trưởng không phải người và các loài khác. (tiểu mục 2 Mục 1 Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022)

Diễn biến của bệnh đậu mùa khỉ ở người được chia thành mấy giai đoạn?

Theo tiểu mục 3 Mục 1 Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 thì diễn biến của bệnh đậu mùa khỉ ở người có thể được chia thành các giai đoạn sau:

(1) Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 ngày đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

(2) Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

(3) Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:

- Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.

- Tiến triển ban: tuần tự tiến triển của ban từ dát (tổn thương có nền phẳng) - sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) - mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) - mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) - đóng vảy khô - bong tróc và có thể để lại sẹo.

- Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 cm - 1cm.

- Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.

(4) Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

Lưu ý khi xét nghiệm chẩn đoán đậu mùa khỉ: xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với ca bệnh nghi ngờ để xác định căn nguyên theo quy định của Bộ Y tế.

Bệnh đậu mùa khỉ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tình dục đồng giới là gì? Nam giới quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ không?
Pháp luật
Mpox là bệnh gì? Biện pháp phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ theo hướng dẫn Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh đậu mùa khỉ ra sao?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa khỉ gây ra các biến chứng nào? Trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ tử vong cao? Vi rút ĐMK tồn tại ngoài môi trường bao lâu?
Pháp luật
Nguyên nhân bệnh đậu mùa khỉ? WHO tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp vào năm nào?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ là bệnh gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm khi quan hệ tình dục? Nhận biết bệnh thông qua dấu hiệu nào?
Pháp luật
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ? Hình ảnh người mắc bệnh đậu mùa khỉ? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ là gì? Bệnh đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?
Pháp luật
Đậu mùa khỉ lây qua đường nào? Hướng dẫn điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở người mới nhất như thế nào?
Pháp luật
Triển khai phổ biến thông tin về bệnh đậu mùa khỉ đến cộng đồng nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới thế nào?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì có thể lây sang người khác từ giai đoạn nào? Giai đoạn ủ bệnh hay giai đoạn khởi phát?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh đậu mùa khỉ
396 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh đậu mùa khỉ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh đậu mùa khỉ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào