Nguyên lý về sự phát triển là gì? Ví dụ nguyên lý về sự phát triển? Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lao động không?
Nguyên lý về sự phát triển là gì? Ví dụ nguyên lý về sự phát triển?
Nguyên lý về sự phát triển là một khái niệm của triết học Mác Lênin, là một trong những nguyên lý triết học cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nguyên lý về sự phát triển cho rẳng mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực luôn vận động và phát triển, sự phát triển này theo hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác Lênin, phát triển cũng có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
Ý nghĩa phương pháp luận: nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn con người phải tôn trọng quan điểm phát triển.
Ví dụ về nguyên lý về sự phát triển?
Quá trình phát triển của một người, từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành, con người ngày càng hoàn thiện về mặt thể chất và phát triển về mặt tư duy nhận thức của mình: ngày nay trẻ em phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Nguyên lý về sự phát triển là gì? Ví dụ nguyên lý về sự phát triển? Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lao động không? (hình từ internet)
Người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm gì về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp?
Theo Điều 74 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến
1. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động về các nội dung quy định tại Điều 71 của Luật này; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến người lao động.
2. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tham gia phối hợp thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lấy ý kiến của người lao động, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
3. Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.
Như vậy, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lao động không?
Theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Như vậy, nhà nước có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân có quyền ký giấy chuyển viện hay không? Điều kiện được chuyển viện cho bệnh nhân là gì?
- Xử lý tang vật tạm giữ liên quan đến hành vi trốn thuế như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm nộp trực tiếp như thế nào? Khi nào phải nộp báo cáo trực tiếp?
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?