Nguồn tiền từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có được sử dụng để đầu tư vào các dự án quan trọng của Nhà nước không?
Nguồn tiền từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có được sử dụng để đầu tư vào các dự án quan trọng không?
Sử dụng nguồn tiền từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đầu tư vào các dự án quan trọng (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định về các hình thức đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Các hình thức đầu tư
1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Mua trái phiếu Chính phủ;
b) Cho ngân sách nhà nước vay;
c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;
đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.
Như vậy, hoạt động đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ là một trong các hoạt động đầu tư của Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Chủ đầu tư dự án quan trọng muốn huy động vốn từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải thực hiện thủ tục gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 30/2016/NĐ-CP thì chủ đầu tư khi có nhu cầu huy động vốn từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam hồ sơ gồm:
- Các tài liệu chứng minh là dự án quan trọng sử dụng một phần vốn đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
- Nhu cầu vốn thực hiện dự án, trong đó nêu rõ nhu cầu huy động vốn từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp, Mục đích sử dụng và mức lãi suất đầu tư dự kiến; cam kết sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của chủ đầu tư nêu trên, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải thực hiện xong các việc như sau:
+ Xem xét các tài liệu chứng minh là dự án quan trọng đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư;
+ Đề xuất mức vốn đầu tư, thời hạn đầu tư, lãi suất đầu tư, trình Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua để tổ chức thực hiện.
Trường hợp không nhất trí đầu tư thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ đầu tư.
Việc đầu tư vào các dự án quan trọng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định về việc đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Dự án được đầu tư là dự án quan trọng sử dụng một phần vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, bao gồm:
Mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện.
- Mức vốn đầu tư, thời hạn đầu tư, lãi suất đầu tư:
+ Mức vốn đầu tư vào từng dự án được căn cứ vào nhu cầu của chủ đầu tư, phương án đầu tư quỹ đã được Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và tỷ trọng vốn đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 30/2016/NĐ-CP;
+ Thời hạn đầu tư tùy theo từng dự án nhưng tối đa không quá 05 năm.
Trường hợp đến hạn thanh toán tiền gốc, chủ đầu tư tập trung nguồn lực để mở rộng dự án sản xuất kinh doanh hoặc chưa tập trung kịp thời nguồn vốn để thanh toán do các nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư nếu có văn bản đề nghị gia hạn thời gian thanh toán thì:
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định gia hạn một phần hoặc toàn bộ số tiền gốc trong thời gian tối đa không quá 03 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể;
+ Mức lãi suất đầu tư phải đảm bảo không thấp hơn mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn tại thời điểm gần nhất trong vòng 03 tháng trước thời điểm đầu tư, chưa bao gồm khoản phí có liên quan (nếu có).
Trường hợp trong 03 tháng trước thời điểm đầu tư không phát hành trái phiếu Chính phủ có cùng kỳ hạn thì:
Mức lãi suất do Bảo hiểm xã hội Việt Nam và chủ đầu tư thỏa thuận nhưng phải đảm bảo không thấp hơn mức lãi suất đầu tư theo hình thức gửi tiền quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 30/2016/NĐ-CP.
- Việc thực hiện đầu tư vào dự án quan trọng được lập thành hợp đồng, trong đó phải ghi rõ:
+ Tên dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư (bao gồm Mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, địa điểm, thời gian, tiến độ thực hiện);
+ Mức vốn đầu tư, thời hạn đầu tư, lãi suất đầu tư, phương thức giải ngân, thanh toán;
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên, giải quyết tranh chấp, cam kết của các bên và thỏa thuận khác liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?