Nguồn tài chính công đoàn có phải nguồn vốn để phát triển nhà ở không? Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện dự án nào?
Nguồn tài chính công đoàn có phải nguồn vốn để phát triển nhà ở không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 112 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Các nguồn vốn để phát triển nhà ở
1. Vốn chủ sở hữu của các tổ chức, cá nhân.
2. Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 của Luật này.
3. Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 114 của Luật này.
4. Vốn đầu tư nước ngoài.
5. Nguồn tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
6. Nguồn vốn hợp pháp khác.
Như vậy, nguồn tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn sẽ là một trong những nguồn vốn để phát triển nhà ở theo quy định.
Nguồn tài chính công đoàn có phải nguồn vốn để phát triển nhà ở không? Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện dự án nào? (Hình từ Internet)
Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện dự án nào?
Căn cứ theo điểm e khoản 3 Điều 115 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Vốn để phát triển đối với từng loại nhà ở
...
2. Vốn để phát triển nhà ở công vụ bao gồm:
a) Vốn ngân sách nhà nước cấp, bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
b) Nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Vốn để thực hiện chính sách nhà ở xã hội bao gồm:
a) Vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân; vốn của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
b) Vốn huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
c) Vốn của đối tượng thuộc trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội;
d) Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 của Luật này;
đ) Vốn do Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội; vốn cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng chính sách xã hội hoặc vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
e) Nguồn tài chính công đoàn để thực hiện dự án quy định tại khoản 4 Điều 80 của Luật này;
g) Vốn vay từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
h) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
i) Nguồn vốn hợp pháp khác.
...
Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 80 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Hình thức phát triển nhà ở xã hội
1. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng vốn đầu tư công để cho thuê, cho thuê mua.
2. Nhà nước đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 113 của Luật này để bán, cho thuê mua, cho thuê.
3. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này.
4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
...
Như vậy, nguồn vốn chính công đoàn dùng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
Cơ quan nào sẽ quyết định giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn tài chính công đoàn?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 86 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Xác định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn
1. Trường hợp cho thuê nhà ở xã hội thì giá thuê được tính đủ kinh phí bảo trì nhà ở; chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 20 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê.
2. Trường hợp cho thuê mua nhà ở xã hội thì giá thuê mua được tính đủ chi phí thu hồi vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua; không tính kinh phí bảo trì do người thuê mua phải nộp.
3. Giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội không được tính các khoản ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này.
4. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 của Luật này quyết định giá thuê, giá thuê mua nhà ở xã hội.
5. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn.
Như vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền quyết định giá thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội thuê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?