Nguồn kinh phí làm Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ đâu? Điều kiện tiêu chuẩn người thực hiện nhiệm vụ thanh tra?
Điều kiện tiêu chuẩn người thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công thương?
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công thương được quy định tại Điều 3 Thông tư 15/2024/TT-BCT như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Thanh tra và các điều kiện sau:
1. Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Công Thương cấp hoặc Chứng nhận đã hoàn thành bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra do Trường Cán bộ Thanh tra cấp.
2. Được bổ nhiệm vào ngạch từ chuyên viên, kiểm soát viên thị trường hoặc tương đương trở lên.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công thương phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
- Phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
- Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Công Thương cấp hoặc Chứng nhận đã hoàn thành bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra do Trường Cán bộ Thanh tra cấp.
- Được bổ nhiệm vào ngạch từ chuyên viên, kiểm soát viên thị trường hoặc tương đương trở lên.
Lưu ý: Trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được quy định tại Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BCT như sau:
(1) Trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương thực hiện theo quy định của Thanh tra Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
(2) Việc cấp cầu vai, cấp hàm đối với trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các Cục thuộc Bộ Công Thương (sau đây gọi chung là Cục thuộc Bộ) được thực hiện như sau:
- Cục trưởng được cấp như Phó Chánh Thanh tra Bộ; Phó Cục trưởng được cấp như Trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ;
- Trưởng Phòng và tương đương được cấp như Phó Trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ, Phó Trưởng phòng và tương đương được cấp như Thanh tra viên chính;
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được cấp như Thanh tra viên;
- Tại cơ quan điều tra thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Trưởng phòng thuộc cơ quan điều tra được cấp như Chánh Thanh tra cấp huyện, Phó Trưởng phòng thuộc cơ quan điều tra được cấp như Phó Chánh Thanh tra cấp huyện.
(2) Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan Quản lý thị trường sử dụng trang phục của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường.
Nguồn kinh phí làm Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ đâu? Điều kiện tiêu chuẩn người thực hiện nhiệm vụ thanh tra? (Hình từ Internet)
Nguồn kinh phí làm Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương từ đâu?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định về thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương như sau:
Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương
1. Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương (sau đây gọi là Thẻ) do Chánh Thanh tra Bộ Công Thương cấp cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Thời hạn sử dụng Thẻ là 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Kinh phí làm Thẻ được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Văn phòng Bộ Công Thương.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì nguồn kinh phí làm Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương do ngân sách nhà nước cấp cho Văn phòng Bộ Công Thương.
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 15/2024/TT-BCT như sau:
Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương
1. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Thanh tra Bộ xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành hằng năm.
2. Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng được phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo tới các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Kế hoạch mở lớp và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách tham gia bồi dưỡng.
3. Thanh tra Bộ chủ trì xây dựng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và những đối tượng khác tham gia hoạt động thanh tra chuyên ngành gồm:
a) Quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng;
c) Cập nhật những quy định mới của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
d) Những quy định khác có liên quan.
Như vậy, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương bao gồm:
- Quy định của pháp luật về thanh tra chuyên ngành;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng;
- Cập nhật những quy định mới của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Những quy định khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?