Nguồn kinh phí đầu tư để tạo ra tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ là từ đâu? Công thức tính giá trị tài sản dựa trên kinh phí đầu tư là gì?
Xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ dựa trên những căn cứ nào?
Xác định giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Theo Điều 5 Thông tư 10/2019/TT-BTC quy định như sau:
Căn cứ xác định giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Phạm vi giao quyền: giao quyền sở hữu hoặc giao quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Đặc điểm kỹ thuật của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ công dụng, mục đích sử dụng, chức năng, dự kiến hiệu quả kỹ thuật.
3. Đặc điểm pháp lý của của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ: sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ; tình trạng và phạm vi bảo hộ.
4. Đặc điểm kinh tế của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ:
a) Mức lợi nhuận dự kiến tạo ra từ việc sử dụng hoặc thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có khả năng thay thế trên thị trường;
c) Tính mới và tính hữu ích của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác có cùng chức năng.
5. Giá giao dịch trên thị trường của một số tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự có thể so sánh trong nước, trên thế giới và giá trị trong các giao dịch đã thực hiện đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được xác định giá trị (nếu có).
6. Kinh phí đầu tư để tạo ra kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
7. Chính sách, khả năng thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các chính sách ưu đãi khác được ghi nhận trong Luật khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, việc xác định giá trị của tài sản được trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện dựa trên căn cứ sau đây để xác định giá:
(1) Phạm vi giao quyền: giao quyền sở hữu hoặc giao quyền sử dụng tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Theo khoản 3, khoản 4 Điều 3 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định giao quyền sở hữu và giao quyền sử dụng tài sản như sau:
3. Giao quyền sở hữu tài sản là việc Nhà nước có quyết định giao quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản cho đối tượng được giao.
4. Giao quyền sử dụng tài sản là việc Nhà nước có quyết định giao cho đối tượng quyền quản lý, khai thác, sử dụng tài sản với những điều kiện cụ thể.
(2) Đặc điểm kỹ thuật của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ công dụng, mục đích sử dụng, chức năng, dự kiến hiệu quả kỹ thuật.
(3) Đặc điểm pháp lý của của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ: sự cần thiết và khả năng được đăng ký bảo hộ; tình trạng và phạm vi bảo hộ.
(4) Đặc điểm kinh tế của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ví dụ:
- Mức lợi nhuận dự kiến tạo ra từ việc sử dụng hoặc thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có khả năng thay thế trên thị trường;
- Tính mới và tính hữu ích của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với các kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác có cùng chức năng.
(5) Giá giao dịch trên thị trường của một số tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự có thể so sánh trong nước, trên thế giới và giá trị trong các giao dịch đã thực hiện đối với kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ cần được xác định giá trị (nếu có)
(6) Kinh phí đầu tư để tạo ra kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
(7) Chính sách, khả năng thương mại hóa kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sự phát triển thị trường khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các chính sách ưu đãi khác được ghi nhận trong Luật khoa học và công nghệ, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Nguồn kinh phí đầu tư để tạo ra tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ là từ đâu?
Theo Điều 6 Thông tư 10/2019/TT-BTC quy định nguồn kinh phí đầu tư để tạo ra tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư này gồm:
(1) Tiền công lao động trực tiếp, gồm:
- Tiền công cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định;
- Tiền công thuê chuyên gia trong nước và chuyên gia ngoài nước phối hợp trong quá trình nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
(2) Chi phí mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dụng cụ, phụ tùng, vật rẻ tiền mau hỏng, năng lượng, tài liệu, tư liệu, số liệu, sách, báo, tạp chí tham khảo, quyền sử dụng sáng chế, thiết kế, phần mềm, bí quyết công nghệ phục vụ hoạt động nghiên cứu.
(3) Chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, mua sắm tài sản cố định:
- Chi phí mua tài sản thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi phí thuê tài sản trực tiếp tham gia thực hiện nghiên cứu và phát triển công nghệ của nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (nếu có) trong thời gian trực tiếp tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo mức trích khấu hao quy định đối với tài sản của đơn vị;
- Chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có).
(4) Chi phí tổ chức hội thảo khoa học, công tác phí trong và ngoài nước phục vụ hoạt động nghiên cứu.
(5) Chi phí trả dịch vụ thuê ngoài phục vụ hoạt động nghiên cứu.
(6) Chi phí điều tra, khảo sát thu thập số liệu.
(7) Chi phí mua văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, in ấn phục vụ hoạt động nghiên cứu.
(8) Chi họp hội đồng đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có).
(9) Chi phí quản lý chung nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý trong triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
(10) Các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Công thức tính giá trị tài sản dựa trên kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ là gì?
Theo Điều 7 Thông tư 10/2019/TT-BTC quy định việc xác định giá trị tài sản dựa trên kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện theo công thức như sau:
Giá trị của tài sản = Kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ + Lợi nhuận dự kiến (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có)
Trong đó:
- Kinh phí đầu tư cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ được xác định theo quy định tại Điều 6 Thông tư 10/2019/TT-BTC. Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện trong thời gian dài, cần điều chỉnh giá trị của kinh phí đầu tư về thời điểm xác định giá trị;
- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế khác (nếu có) được xác định theo quy định pháp luật thuế hiện hành;
- Lợi nhuận dự kiến theo quy định của pháp luật hiện hành và các thông tin thu thập được của các tài sản là nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương tự đã được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng trên thị trường tại thời điểm xác định giá trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?