Người vợ thường xuyên bị chồng hành hung, đánh đập có thể được trợ giúp pháp lý khi tiến hành khởi kiện người chồng không?
Trợ giúp pháp lý là gì? Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về trợ giúp pháp lý như sau:
Trợ giúp pháp lý
Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Theo đó, trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý để góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
Căn cứ Điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:
Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý
1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.
Theo đó, các nguyên tắc về hoạt động trợ giúp pháp lý là các nguyên tắc được quy định cụ thể nêu trên.
Người vợ thường xuyên bị chồng hành hung, đánh đập có thể được trợ giúp pháp lý khi tiến hành khởi kiện người chồng không?
Ai là người thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật hiện hành?
Căn cứ Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Căn cứ Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:
Người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Trợ giúp viên pháp lý;
b) Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
c) Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
d) Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
2. Sở Tư pháp công bố danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Theo đó, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý. Người thực hiện trợ giúp pháp lý là những người được quy định tại khoản 1 Điều 17 cụ thể nêu trên.
Người vợ thường xuyên bị chồng hành hung, đánh đập có thể được trợ giúp pháp lý khi tiến hành khởi kiện người chồng không?
Căn cứ Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý như sau:
Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý
1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Tham gia tố tụng;
b) Tư vấn pháp luật;
c) Đại diện ngoài tố tụng.
Căn cứ Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người được trợ giúp pháp lý như sau:
Người được trợ giúp pháp lý
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
….
Theo đó, lĩnh vực được trợ giúp pháp lý là các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Người được trợ giúp pháp lý là những người được quy định tại Điều 7 nêu trên, trong đó bao gồm người là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình.
Như vậy, trường hợp bạn thường xuyên bị chồng hành hung, đánh đập có thể được xem là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình thì bạn là người thuộc trường hợp được trợ giúp tư pháp. Bạn có thể liên hệ các tổ chức hỗ trợ pháp lý theo quy định tại Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 để được hỗ trợ khi muốn tiến hành khởi kiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?