Người vợ nhận tiền cấp dưỡng từ chồng sau ly hôn theo bản án của Tòa án thì có phải chịu phí thi hành án dân sự không?
Người vợ nhận tiền cấp dưỡng từ chồng sau ly hôn theo bản án của Tòa án thì có phải chịu phí thi hành án dân sự không?
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì phí thi hành án dân sự là là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định.
Quy định trường hợp không phải chịu phí thi hành án dân sự tại Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC như sau:
Trường hợp không phải chịu phí thi hành án dân sự
Người được thi hành án không phải chịu phí thi hành án dân sự khi được nhận các khoản tiền, tài sản thuộc các trường hợp sau đây:
1. Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.
3. Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.
4. Tiền hoặc giá trị tài sản theo yêu cầu thi hành án không vượt quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định.
5. Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
6. Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.
7. Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự.
8. Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự.
Theo quy định trên, trường hợp người vợ nhận tiền cấp dưỡng từ chồng sau khi ly hôn theo bản án của Tòa án thì sẽ không phải chịu phí thi hành án dân sự.
Người vợ nhận tiền cấp dưỡng từ chồng sau ly hôn theo bản án của Tòa án thì có phải chịu phí thi hành án dân sự không? (Hình từ Internet)
Trốn tránh không đưa tiền cấp dưỡng cho vợ cũ theo bản án của Tòa án thì người chồng bị xử phạt thế nào?
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người chồng trốn tránh không đưa tiền cấp dưỡng cho vợ cũ theo bản án của Tòa án được quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, khi người chồng trốn tránh việc thực hiện cấp dưỡng (không đưa tiền cấp dưỡng) cho người vợ theo bản án của Tòa án thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đồng thời người chồng này còn bị buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp theo quy định đối với các hành vi vi phạm.
Mức tiền cấp dưỡng giữa vợ, chồng sau khi ly hôn có thể thay đổi không?
Việc thay đổi mức tiền cấp dưỡng giữa vợ, chồng sau khi ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, mức tiền cấp dưỡng giữa vợ, chồng sau khi ly hôn có thể thay đổi khi có lý do chính đáng.
Và việc thay đổi mức tiền cấp dưỡng này sẽ do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?