Người viết di chúc có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được chia thừa kế trong di chúc hay không?
Người có tài sản chưa mất thì đã mở thừa kế chưa?
Căn cứ khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế như sau:
"Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản."
Theo đó, chỉ khi người có tài sản chết hoặc có quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì khi đó mới mở thừa kế cho người được thừa kế khi này tài sản đã được chia thừa kế sẽ được chuyển quyền qua cho người hưởng thừa kế.
Di chúc (Hình từ Internet)
Người viết di chúc có được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được chia thừa kế trong di chúc hay không?
Căn cứ Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của di chúc:
"Điều 643. Hiệu lực của di chúc
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực."
Theo đó, di chúc chỉ có hiệu lực từ thời điểm thừa kế, người có tài sản hay người để lại di sản có thể có nhiều bản di chúc và chỉ bản di chúc được lập sau cùng có hiệu lực pháp luật và mọi di sản sẽ được chia theo di chúc đó.
Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Trong trường hợp này, tài sản là quyền sử dụng đất vẫn là của bạn, bạn có quyền định đoạt toàn bộ quyền sử dụng đất và các tài sản khác đã chia trong di chúc.
Khi bạn chỉ chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất thì di chúc vẫn sẽ có hiệu lực với các phần quyền sử dụng đất còn lại chưa bán và các con bạn vẫn có thể được hưởng phần còn lại đó.
Đã lập di chúc nhưng bán đất thì có thể sửa lại di chúc chỉ có phần đất còn lại không?
Căn cứ khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:
"Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ."
Như vậy, khi bạn là người lập di chúc, bạn hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc thậm chí là hủy bỏ di chúc đã lập bất kỳ lúc nào dựa trên ý chí của bạn.
Nếu như bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được ghi trong trong di chúc thì bạn hoàn toàn có thể sửa đổi lại di chúc chỉ ghi nhận phần quyền sử dụng đất còn lại.
Ngoài ra, nếu bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất và có lời từ việc chuyển nhượng đó thì bạn cũng hoàn toàn có thể bổ sung khoản lời hoặc tài sản có thêm vào di chúc nếu muốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?