Người vận tải đường thuỷ nội địa khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện thì bị xử phạt thế nào?
- Phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa có vùng hoạt động thế nào?
- Người vận tải đường thuỷ nội địa khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện thì bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người vận tải đường thuỷ nội địa khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện không?
Phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa có vùng hoạt động thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa như sau:
Hoạt động vận tải đường thuỷ nội địa
...
3. Người vận tải đường thuỷ nội địa chỉ được đưa phương tiện vào khai thác đúng với công dụng và vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
...
Theo quy định trên, người vận tải đường thuỷ nội địa chỉ được đưa phương tiện vào khai thác đúng với công dụng và vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
Người vận tải đường thuỷ nội địa khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện thì bị xử phạt thế nào? (Hình từ Internet)
Người vận tải đường thuỷ nội địa khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1, khoản 6 Điều 17 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về công dụng, vùng hoạt động của phương tiện như sau:
Vi phạm quy định về công dụng, vùng hoạt động của phương tiện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây, áp dụng đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc có sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng cộng suất máy chính dưới 5 sức ngựa hoặc có sức chở dưới 5 người:
a) Khai thác, sử dụng phương tiện không đúng công dụng theo đăng kiểm;
b) Khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện.
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người vận tải đường thuỷ nội địa khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người vận tải đường thuỷ nội địa khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, người vận tải đường thuỷ nội địa khai thác không đúng vùng hoạt động của phương tiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?