Người ủy quyền mất tích thì người được ủy quyền có thể tiếp tục công việc được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền không?

Xin chào Ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, tôi có thắc mắc về trường hợp người ủy quyền mất tích thì người được ủy quyền có thể tiếp tục công việc được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền hay không? Công việc ủy quyền: tham gia và làm việc với Chi cục thi hành án. Thời hạn: khi giải quyết xong công việc. Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Người đại diện theo ủy quyền có được tiếp tục thực hiện công việc khi người ủy quyền mất tích không?

Theo Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

"Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định."

Vậy việc ủy quyền này chỉ có thể chấm dứt khi người ủy quyền chết, việc mất tích không có nghĩa là chết, và 1 người chỉ thật sự công nhận là đã chết khi có tuyên bố mất tích và sau thời hạn 03 năm kể từ khi có tuyên bố mất tích mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống (Điều 71 Bộ luật này).

Người ủy quyền mất tích thì người được ủy quyền có thể tiếp tục công việc được ủy quyền hay không?

Người ủy quyền mất tích thì người được ủy quyền có thể tiếp tục công việc được ủy quyền hay không?

Quy định về tuyên bố mất tích được pháp luật quy định như thế nào?

Vấn đề này chị tham khảo các Điều 68 đến Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

* Tuyên bố mất tích

1) Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

2) Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

3) Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

* Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.

Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

* Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích

1) Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

2) Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

3) Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

4) Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết trong những trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

Tuyên bố mất tích
Mất tích
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người đi biệt tích hơn 03 năm thì người thân có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố mất tích hay không?
Pháp luật
Khi nào thì tuyên bố một người mất tích? Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người mất tích?
Pháp luật
Người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích đối với người chồng đã biệt tích 2 năm hay không?
Pháp luật
Có thể thực hiện chuyển đổi tên chủ hộ trong trường hợp chủ hộ mất tích hay không? Trường hợp nào thì một cá nhân sẽ được Tòa án tuyên bố là mất tích?
Pháp luật
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích? Thủ tục tuyên bố một người mất tích?
Pháp luật
Con cái có được thừa kế tài sản của cha, mẹ bị tuyên bố mất tích hoặc bị tuyên bố đã chết hay không?
Pháp luật
Tòa án tuyên bố mất tích thì có được mở thừa kế chưa? Khi nào được yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích?
Pháp luật
Trường hợp người chồng được tòa án tuyên bố mất tích có quy định nào để xác lập quyền sử dụng đất cho người vợ không?
Pháp luật
Trường hợp đi làm trên tàu biển gặp tai nạn mất tích thì gia đình có thể yêu cầu tòa tuyên bố mất tích để chia thừa kế không? Nếu người đó trở về thì phần thừa kế được xác định như thế nào?
Pháp luật
Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích? Nội dung đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích? Hậu quả của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuyên bố mất tích
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,813 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuyên bố mất tích Mất tích
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào