Người trực tiếp sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Người trực tiếp sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước phải thực hiện những công việc nào?
- Người sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước không được thực hiện những hành vi nào?
- Người được giao quản lý sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước thôi việc thì bàn giao công cụ hỗ trợ lại cho ai?
Người trực tiếp sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1159/QĐ-KBNN năm 2010, có quy định về người trực tiếp sử dụng CCHT phải có điều kiện như sau:
Người trực tiếp sử dụng CCHT phải có điều kiện sau:
- Có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe.
- Được huấn luyện chuyên môn về quản lý, sử dụng CCHT.
- Có chứng chỉ về quản lý, sử dụng CCHT.
- Nắm vững nội quy, quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng CCHT.
- Có quyết định giao sử dụng CCHT của Thủ trưởng đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì người trực tiếp sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Có phẩm chất đạo đức, có sức khỏe.
- Được huấn luyện chuyên môn về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ.
- Có chứng chỉ về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ.
- Nắm vững nội quy, quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng công cụ hỗ trợ
- Có quyết định giao sử dụng CCHT của Thủ trưởng đơn vị.
Người trực tiếp sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước phải thực hiện những công việc nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1159/QĐ-KBNN năm 2010, có quy định về người được giao sử dụng CCHT phải thực hiện những việc như sau:
Người được giao sử dụng CCHT phải thực hiện những việc sau:
- Hàng ngày phải kiểm tra tình trạng thực tế của CCHT.
- Hàng tuần, hàng tháng phải bảo dưỡng lau chùi, kiểm tra số lượng, chất lượng các loại CCHT.
- Đối với các loại súng, sau mỗi lần sử dụng nhất thiết phải vệ sinh lau chùi sạch; báo cáo về lý do, mục đích, tình hình đã sử dụng súng, đạn với Trưởng phòng Hành chính - Quản trị đối với KBNN tỉnh, thành phố; Giám đốc đối với KBNN quận, huyện, thị xã và ghi chép vào sổ theo dõi sử dụng CCHT.
Như vậy, theo quy định trên thì người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước phải thực hiện những công việc sau:
- Hàng ngày phải kiểm tra tình trạng thực tế của công cụ hỗ trợ.
- Hàng tuần, hàng tháng phải bảo dưỡng lau chùi, kiểm tra số lượng, chất lượng các loại công cụ hỗ trợ
- Đối với các loại súng, sau mỗi lần sử dụng nhất thiết phải vệ sinh lau chùi sạch; báo cáo về lý do, mục đích, tình hình đã sử dụng súng, đạn với Trưởng phòng Hành chính - Quản trị đối với Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố; Giám đốc đối với Kho bạc Nhà nước quận, huyện, thị xã và ghi chép vào sổ theo dõi sử dụng công cụ hỗ trợ
Người sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1159/QĐ-KBNN năm 2010, có quy định về nghiêm cấm các hành vi như sau:
Nghiêm cấm các hành vi sau:
- Cho mượn hoặc giao cho người sử dụng không đúng đối tượng quy định.
- Tự động mang CCHT ra ngoài trụ sở KBNN hoặc mang về nhà riêng.
- Sử dụng CCHT trong lúc say rượu bia hoặc đe dọa người khác không vì mục đích bảo vệ an ninh, an toàn tài sản của cơ quan.
- Mua bán, trao đổi, sửa chữa thay thế các chi tiết CCHT không đúng quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước không được thực hiện những hành vi sau:
- Cho mượn hoặc giao cho người sử dụng không đúng đối tượng quy định.
- Tự động mang CCHT ra ngoài trụ sở KBNN hoặc mang về nhà riêng.
- Sử dụng CCHT trong lúc say rượu bia hoặc đe dọa người khác không vì mục đích bảo vệ an ninh, an toàn tài sản của cơ quan.
- Mua bán, trao đổi, sửa chữa thay thế các chi tiết CCHT không đúng quy định.
Người được giao quản lý sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước thôi việc thì bàn giao công cụ hỗ trợ lại cho ai?
Căn cứ tại Điều 17 Quy chế quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1159/QĐ-KBNN năm 2010, có quy định như sau:
Người được giao quản lý sử dụng CCHT nếu chuyển công tác, thôi việc, nghỉ hưu hoặc không đủ điều kiện được sử dụng theo quy định thì phải bàn giao lại CCHT cho đơn vị quản lý. Đơn vị có trách nhiệm thu nhận, kiểm tra và bảo quản CCHT theo quy định trước khi ra quyết định điều chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu.
Như vậy, theo quy định trên thì người được giao quản lý sử dụng công cụ hỗ trợ trong hệ thống Kho bạc Nhà nước thôi việc thì bàn giao công cụ hỗ trợ lại cho đơn vị quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?