Người trực tiếp quản lý thuốc phóng xạ có bắt buộc phải là giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không?

Tôi muốn hỏi việc bảo quản thuốc phóng xạ tại cơ sở khám chữa bệnh được quy định như thế nào? Yêu cầu đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện công việc này là gì? Người trực tiếp quản lý thuốc phóng xạ có bắt buộc phải là giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không? Thời điểm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải báo cáo tình hình quản lý thuốc phóng xạ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền là khi nào?

Điều kiện bảo quản thuốc phóng xạ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như thế nào?

Trước tiên cần phải hiểu thuốc phóng xạ là gì. Căn cứ khoản 23 Điều 2 Luật Dược 2016 có quy định về khái niệm thuốc phóng xạ như sau:

"23. Thuốc phóng xạ là thuốc có chứa thành phần hạt nhân phóng xạ dùng cho người để chẩn đoán, Điều trị bệnh, nghiên cứu y sinh học bao gồm đồng vị phóng xạ hoặc đồng vị phóng xạ gắn kết với chất đánh dấu."

Theo đó, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi bảo quản thuốc phóng xạ khi bảo quản thuốc cần tuân thủ các yêu cầu tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2017/TT-BYT như sau:

"Điều 4. Bảo quản
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác phải tuân thủ yêu cầu về Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong đó:
a) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải được bảo quản tại kho, tủ riêng có khóa chắc chắn và không được để cùng các thuốc, nguyên liệu làm thuốc khác. Nếu không có kho, tủ riêng, thuốc gây nghiện có thể để cùng tủ, giá, kệ chung với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất nhưng phải sắp xếp riêng biệt cho từng loại thuốc, có biển hiệu rõ ràng để tránh nhầm lẫn; Thuốc hướng thần sắp xếp trong quầy, tủ của trạm y tế cấp xã, trạm xá phải có khóa chắc chắn và có phân công người quản lý, cấp phát, theo dõi sổ sách;
b) Thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất phải để khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác;
c) Thuốc phóng xạ phải được bảo quản tại kho, tủ có khóa chắc chắn, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh, chống phơi nhiễm bức xạ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử;
d) Thuốc độc, nguyên liệu độc làm thuốc phải để khu vực riêng biệt, không được để cùng các thuốc khác, phải sắp xếp gọn gàng, tránh nhầm lẫn, dễ quan sát trong khu vực bảo quản;
đ) Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất ở tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu phải được để ở một ngăn hoặc ô riêng, không được để cùng các thuốc khác và do điều dưỡng viên trực giữ, cấp phát theo y lệnh. Tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu có khóa chắc chắn, số lượng, chủng loại thuốc phải kiểm soát đặc biệt để tại tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do người đứng đầu cơ sở quy định bằng văn bản. Khi đổi ca trực, người giữ thuốc của ca trực trước phải bàn giao số lượng thuốc và sổ theo dõi thuốc cho người giữ thuốc của ca trực sau. Khi bàn giao, người giao và người nhận phải ký nhận đầy đủ trên sổ theo dõi thuốc."

Như vậy, thuốc phóng xạ được bảo quản tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần phải đáp ứng yêu cầu được bảo quản tại kho, tủ có khóa chắc chắn, đảm bảo an toàn bức xạ và an ninh, chống phơi nhiễm bức xạ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.

Thuốc phóng xạ (Nguồn: Internet)

Thuốc phóng xạ (Hình từ Internet)

Người trực tiếp quản lý thuốc phóng xạ có bắt buộc phải là giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 20/2017/TT-BYT có quy định về yêu cầu đối với người quản lý thuốc như sau:

"2. Người quản lý thuốc phải có trình độ đào tạo phù hợp với loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt, cụ thể như sau:
a) Đối với thuốc gây nghiện, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, người quản lý tại khoa dược bệnh viện phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược trở lên, người quản lý tại các cơ sở khác quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên;
b) Đối với thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên.
Trường hợp trạm y tế cấp xã, trạm xá không có nhân sự đáp ứng quy định tại khoản này thì người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản cho người có trình độ từ y sỹ trở lên;
c) Đối với thuốc phóng xạ, người quản lý phải có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên hoặc bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, đã qua đào tạo về an toàn bức xạ và được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản."

Như vậy, theo quy định hiện hành, người quản lý thuốc phóng xạ phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược trở lên hoặc bác sỹ, kỹ thuật viên, điều dưỡng viên, đã qua đào tạo về an toàn bức xạ và được người đứng đầu cơ sở giao nhiệm vụ bằng văn bản.

Tùy vào cơ cấu của cơ sở khám chữa bệnh có quy định người đứng đầu là chức vụ gì thì người đó sẽ chịu trách nhiệm quản lý thuốc phóng xạ, không bắt buộc phải là giám đốc cơ sở.

Thời điểm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải báo cáo tình hình quản lý thuốc phóng xạ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền là khi nào?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 20/2017/TT-BYT có quy định về việc báo cáo như sau:

"Điều 8. Báo cáo
1. Báo cáo định kỳ:
a) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác lập báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất gửi Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục X kèm theo Thông tư này;
b) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm: Sở Y tế báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất hàng năm của các cơ sở trên địa bàn mình, Cục Quân y - Bộ Quốc phòng báo cáo tình hình sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất hàng năm của các cơ sở của ngành mình về Bộ Y tế theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XI kèm theo Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất:
Trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn, thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành y dược, cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại khác lập báo cáo bằng văn bản và gửi về Bộ Y tế theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XII kèm theo Thông tư này.
3. Báo cáo quy định tại khoản 1, 2 Điều này phải được thực hiện trực tuyến khi Bộ Y tế triển khai phần mềm, dữ liệu quản lý chung trên toàn quốc."

Như vậy, đối với trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chịu trách nhiệm quản lý thuốc phóng xạ thì trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc phóng xạ gửi Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục X kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT.

Đồng thời, trong trường hợp phát hiện nhầm lẫn, thất thoát thuốc phóng xạ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải lập báo cáo bằng văn bản và gửi về Bộ Y tế theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục XII kèm theo Thông tư 20/2017/TT-BYT trong vòng 48 giờ.

Thuốc phóng xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Việc pha chế, phân liều thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thuốc phóng xạ có được sử dụng tại nhà không? Dấu hiệu lưu ý và khuyến cáo khi dùng thuốc phóng xạ được ghi như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh muốn được cung cấp thuốc phóng xạ có cần phải xin phép Bộ Y tế hay không?
Pháp luật
Người trực tiếp quản lý thuốc phóng xạ có bắt buộc phải là giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hay không?
Pháp luật
Thuốc phóng xạ là gì? Người quản lý thuốc phóng xạ phải có bằng tốt nghiệp ngành dược từ trình độ nào trở lên?
Pháp luật
Cách ghi nhãn thuốc phóng xạ sau khi cơ sở khám chữa bệnh pha chế như thế nào? Cơ sở khám chữa bệnh xử lý thuốc phóng xạ không sử dụng hết bằng biện pháp gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc phóng xạ
2,074 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc phóng xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc phóng xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào