Người tiêu dùng được hoàn tiền khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa vào thời điểm nào?
- Hợp đồng giao kết từ xa là gì? Hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng đặc thù giao kết với người tiêu dùng đúng không?
- Người tiêu dùng được hoàn tiền khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa vào thời điểm nào?
- Thương nhân chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa thì bị phạt hành chính thế nào?
Hợp đồng giao kết từ xa là gì? Hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng đặc thù giao kết với người tiêu dùng đúng không?
Hợp đồng giao kết từ xa được giải thích tại Điều 3 Nghị định 99/2011/NĐ-CP như sau:
1. Hợp đồng giao kết từ xa là hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại.
2. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục là hợp đồng cung cấp dịch vụ có thời hạn từ ba (03) tháng trở lên hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ không xác định thời hạn.
3. Bán hàng tận cửa là trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện việc bán hàng hóa tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng.
Theo đó, hợp đồng giao kết từ xa được hiểu là hợp đồng được ký kết giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thông qua phương tiện điện tử hoặc điện thoại.
Ngoài ra tại Mục 2 Nghị định 99/2011/NĐ-CP cũng có quy định Hợp đồng giao kết từ xa là một trong ba loại hợp đồng đặc thù giao kết với người tiêu dùng.
Người tiêu dùng được hoàn tiền khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa vào thời điểm nào?
Thời điểm người tiêu dùng được hoàn tiền khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa được quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hợp đồng giao kết từ xa
...
4. Trường hợp người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này, tổ chức; cá nhân kinh doanh phải trả lại tiền cho người tiêu dùng chậm nhất là ba mươi (30) ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Quá thời hạn này, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán. Việc hoàn trả được thực hiện theo phương thức mà người tiêu dùng đã thanh toán, trừ trường hợp người tiêu dùng đồng ý thanh toán bằng phương thức khác.
Trường hợp việc chấm dứt hợp đồng gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.
...
Như vậy, trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng giao kết từ xa thì tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lại tiền cho người tiêu dùng.
Người tiêu dùng được hoàn tiền khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa vào thời điểm nào? (hình từ internet)
Thương nhân chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa thì bị phạt hành chính thế nào?
Thương nhân chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 53 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giao kết hợp đồng từ xa với người tiêu dùng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định;
b) Không hoàn lại tiền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết hoặc không trả lãi đối với khoản tiền chậm trả cho người tiêu dùng theo quy định;
c) Hạn chế hoặc cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định;
d) Buộc hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả chi phí để được phép thực hiện việc chấm dứt hợp đồng đã giao kết ngoại trừ chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã được người tiêu dùng sử dụng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b và d khoản 1 Điều này.
Đồng thời tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
...
Như vậy, nếu thương nhân (cá nhân) chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa thì bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Với thương nhân là tổ chức, mức phạt tiền sẽ nhân hai, tức từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng cho cùng hành vi.
Ngoài ra, thương nhân vi phạm quy định này còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do chậm hoàn tiền cho người tiêu dùng khi đơn phương chấm dứt hợp đồng giao kết từ xa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?