Người tiếp công dân của cơ quan Tổng cục Thuế khi tiếp nhận khiếu nại của công dân cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Cơ quan Tổng Cục thuế tiếp nhận công dân đến khiếu nại vào các khoản thời gian nào?
Căn cứ Mục I Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-TCT năm 2022 quy định về thời gian tiếp công dân như sau:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mọi công dân đến địa điểm tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế và công chức làm nhiệm vụ tiếp công dân có trách nhiệm thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Các đơn vị tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế có trách nhiệm thực hiện tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về các vấn đề liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Tổng cục Thuế.
2. Thời gian tiếp công dân thường xuyên
2.1. Trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh các ngày làm việc hành chính trong tuần. Giờ tiếp cụ thể là:
- Sáng: Từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
2.2. Các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ: nghỉ theo quy định.
3. Địa điểm tiếp công dân
Địa điểm tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế: Phòng Tiếp công dân, số 123 phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
...
Theo đó, trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế sẽ tiếp công dân đến khiếu nại vào các ngày làm việc hành chính trong tuần. Giờ tiếp cụ thể là:
- Sáng: Từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút.
Lưu ý: Các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ sẽ nghỉ theo quy định.
Người tiếp công dân của cơ quan Tổng cục Thuế khi tiếp nhận khiếu nại của công dân cần đảm bảo những yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Công dân khi đến cơ quan Tổng cục Thuế để khiếu nại cần tuân thủ những quy định gì?
Theo Mục II Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-TCT năm 2022 thì công dân khi đến cơ quan Tổng cục Thuế để khiếu nại cần tuân thủ những quy định sau:
(1) Nêu rõ họ tên, địa chỉ, xuất trình giấy tờ tùy thân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, giấy ủy quyền (nếu có) theo quy định.
Không được mang vũ khí, hung khí, chất gây cháy nổ, khẩu hiệu hoặc băng rôn và những vật cồng kềnh vào trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế.
(2) Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân. Không gây rối an ninh, trật tự, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự người tiếp công dân, cản trở người tiếp công dân làm nhiệm vụ.
(3). Công dân đến được tiếp theo thứ tự; Trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
(4) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân.
(5) Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung (từ 05 người trở lên) thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Người đại diện phải là người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Việc cử người đại diện phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của tất cả những người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
(6) Không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân.
(7) Giữ gìn vệ sinh, trật tự, không được tự ý di chuyển hoặc làm hư hỏng tài sản của Phòng Tiếp công dân.
(8) Hết giờ tiếp công dân, mọi công dân phải ra khỏi trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế, không được lưu lại dưới bất kỳ hình thức nào.
Người tiếp công dân của cơ quan Tổng cục Thuế khi tiếp nhận khiếu nại của công dân cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo Mục III Nội quy tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1607/QĐ-TCT năm 2022 thì người tiếp công dân của cơ quan Tổng cục Thuế khi tiếp nhận khiếu nại của công dân cần đảm bảo những yêu cầu sau:
(1) Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải mang, mặc trang phục theo quy định về quản lý, sử dụng trang phục và thẻ của ngành thuế. Chuẩn bị đầy đủ điều kiện, phương tiện làm việc (sổ tiếp công dân, giấy tờ, máy ghi âm,...) để phục vụ cho việc tiếp công dân.
(2) Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày. Không được cản trở, gây phiền hà cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
(3) Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
(4) Kịp thời báo cáo cho thủ trưởng đơn vị mình giải quyết những vướng mắc khi tiếp công dân.
(5) Giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và những thông tin cá nhân khác của người tố cáo khi người tố cáo có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?