Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm những ai? Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi tiến hành tố tụng cạnh tranh?
Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
g) Thư ký phiên điều trần.
Như vậy, theo quy định, người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
(1) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
(2) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
(3) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
(4) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
(5) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
(6) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
(7) Thư ký phiên điều trần.
Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 65 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:
Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;
b) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần. Thời gian hoãn phiên điều trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.
Như vậy, theo quy định, các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;
(2) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
(3) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi tiến hành tố tụng cạnh tranh?
Căn cứ Điều 59 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.
4. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
7. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định, khi tiến hành tố tụng cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:
(1) Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
(2) Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
(3) Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.
(4) Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
(5) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(6) Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
(7) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
(8) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?