Người thực hiện điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu sẽ là ai? Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu được hiểu như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu được hiểu như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 28 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MỎM KHUỶU
I. ĐẠI CƯƠNG
- Nguyên nhân thường do ngã đập khuỷu tay vào vật cứng hoặc do bị đánh trực tiếp.
- Gẫy mỏm khuỷu thường di lệch do mỏm khuỷu có gân cơ tam đầu kéo lên trên rất khỏe. Là gẫy ở đầu xương xốp, nên gẫy ít lệch và không lệch rất nhanh liền xương. Trong gẫy mỏm khuỷu, người ta quan tâm đến sự di lệch của mặt khớp để bắt khớp với ròng rọc xương cánh tay nhiều hơn là di lệch ở phía sau mỏm khuỷu. Diện khớp này không được nắn chỉnh tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ năng co duỗi khuỷu.
- Chỉ điều trị bó bột trong trường hợp gẫy mỏm khuỷu không di lệch hoặc ít lệch. Khi gẫy mỏm khuỷu di lệch (mặt khớp di lệch từ 3mm trở lên) thì có chỉ định mổ.
...
Theo đó, việc điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu được hiểu như sau:
- Nguyên nhân thường do ngã đập khuỷu tay vào vật cứng hoặc do bị đánh trực tiếp.
- Gẫy mỏm khuỷu thường di lệch do mỏm khuỷu có gân cơ tam đầu kéo lên trên rất khỏe.
Là gẫy ở đầu xương xốp, nên gẫy ít lệch và không lệch rất nhanh liền xương.
Trong gẫy mỏm khuỷu, người ta quan tâm đến sự di lệch của mặt khớp để bắt khớp với ròng rọc xương cánh tay nhiều hơn là di lệch ở phía sau mỏm khuỷu.
Diện khớp này không được nắn chỉnh tốt sẽ ảnh hưởng nhiều đến cơ năng co duỗi khuỷu.
- Chỉ điều trị bó bột trong trường hợp gẫy mỏm khuỷu không di lệch hoặc ít lệch.
Khi gẫy mỏm khuỷu di lệch (mặt khớp di lệch từ 3mm trở lên) thì có chỉ định mổ.
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu sẽ được hiểu như quy định trên.
Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu (Hình từ Internet)
Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì bệnh nhân sẽ được chỉ định và chống chỉ định khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục II và tiểu mục III Mục 28 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MỎM KHUỶU
...
II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MỎM KHUỶU:
1. Gẫy kín, gẫy hở độ I theo Gustilo.
2. Gẫy ít lệch hoặc không di lệch.
3. Gẫy di lệch, nhưng vì 1 lý do nào đó không mổ được (già yếu, có bệnh toàn thân nặng, không có điều kiện mổ, từ chối mổ).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy hở độ II trở lên.
2. Gẫy có kèm tổn thương mạch máu, thần kinh, có hội chứng chèn ép khoang.
3. Chống chỉ định tương đối:
- Gẫy mỏm khuỷu di lệch.
- Gẫy mỏm khuỷu kèm theo gẫy các xương khác ở vùng khuỷu (gẫy trên lồi cầu, liên lồi cầu, lồi cầu trong, lồi cầu ngoài, gẫy chỏm quay, đài quay).
- Gẫy mỏm khuỷu sưng nề nhiều, rối loạn dinh dưỡng.
- Gẫy mỏm khuỷu kèm trật khớp khuỷu.
Theo đó, có thể thấy rằng việc điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu sẽ chỉ định trong trường hợp:
- Gẫy kín, gẫy hở độ I theo Gustilo.
- Gẫy ít lệch hoặc không di lệch.
- Gẫy di lệch, nhưng vì 1 lý do nào đó không mổ được (già yếu, có bệnh toàn thân nặng, không có điều kiện mổ, từ chối mổ).
Ngược lại thủ thuật này sẽ chống chỉ định khi người bệnh bị:
- Gẫy mỏm khuỷu di lệch.
- Gẫy mỏm khuỷu kèm theo gẫy các xương khác ở vùng khuỷu (gẫy trên lồi cầu, liên lồi cầu, lồi cầu trong, lồi cầu ngoài, gẫy chỏm quay, đài quay).
- Gẫy mỏm khuỷu sưng nề nhiều, rối loạn dinh dưỡng.
- Gẫy mỏm khuỷu kèm trật khớp khuỷu.
Như vậy, nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp được chỉ định thực hiện điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu thì thực hiện bình thường.
Tuy nhiên nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp chống chỉ định thì có thể sẽ không được phép thực hiện điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu.
Bởi lẽ sẽ không đảm bảo được sức khỏe, an toàn cho người bệnh khi thuộc trường hợp chống chỉ định.
Người thực hiện điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu sẽ là ai?
Căn cứ theo tiết 1 tiểu mục IV Mục 28 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MỎM KHUỶU
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Chuyên khoa chấn thương: 2-3 người (1 chính, 1 hoặc 2 trợ thủ). Không cần chuyên khoa gây mê.
...
Như vậy, theo quy định đã nêu trên thì ở bước thực hiện này thì người thực hiện sẽ phải là người chuyên khoa chấn thương: 2-3 người (1 chính, 1 hoặc 2 trợ thủ). Không cần chuyên khoa gây mê.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?