Người sử dụng lao động ra yêu sách yêu cầu tổ chức đại diện người lao động bác bỏ ý kiến thảo luận của người lao động khi thương lượng tập thể bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi người sử dụng lao động ra yêu sách yêu cầu tổ chức đại diện người lao động bác bỏ ý kiến thảo luận của người lao động khi thương lượng tập thể bị xử lý như thế nào? Công ty của tôi không cung cấp đúng thông tin theo yêu cầu thương lượng tập thể và yêu cầu tổ chức đại diện người lao động phải bác bỏ ý kiến thảo luận của chúng tôi để bảo vệ lợi ích cho công ty. Mong được công ty giải đáp. Tôi xin cảm ơn. Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua việc thành lập tổ chức đại diện người lao động được quy định như thế nào?

Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động (Hình từ Internet)

Theo khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó điểm c khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
...
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
...

Như vậy, tổ chức đại diện người lao động được thành lập với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Người lao động có thể yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của mình.

Thương lượng tập thể tại doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự như thế nào? Thời gian thương lượng tập thể kéo dài tối đa bao lâu?

Theo Điều 70 Bộ luật Lao động 2019, thương lượng tập thể được thực hiện theo trình tự như sau:

Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp
1. Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
2. Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật này.
3. Trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện người lao động thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
5. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.

Theo đó, việc thương lượng tập thể tại doanh nghiệp tại doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình trên.

Khi thực hiện thượng lượng tập thể thì sẽ không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Người sử dụng lao động ra yêu sách yêu cầu tổ chức đại diện người lao động bác bỏ ý kiến thảo luận của người lao động khi thương lượng tập thể bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể như sau:

Vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về: tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh; nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng theo quy định khi đại diện người lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không bố trí thời gian, địa điểm hoặc các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau:
a) Từ chối thương lượng tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng;
b) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu;
c) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3, người sử dụng lao động của bạn không cung cấp thông tin theo yêu cầu khi tiến hành lương lượng tập thể có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000.

Bên cạnh đó, hành vi ra yêu sách yêu cầu tổ chức đại diện người lao động bác bỏ ý kiến thảo luận của bạn và những người lao động khác khi thương lượng tập thể của người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000.

Thương lượng tập thể Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thương lượng tập thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức đại diện người lao động thực hiện việc thương lượng tập thể với người sử dụng lao động nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Có được tiến hành thương lượng tập thể về nội dung hoán đổi ngày làm việc để nghỉ lễ liên tục hay không?
Pháp luật
Thương lượng tập thể là gì? Nội dung của thương lượng tập thể được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành? Làm sao để có thể thương lượng tập thể?
Pháp luật
Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp được coi là ký kết thành công khi nào? Chi phí ký kết do ai chi trả? Doanh nghiệp không chi trả chi phí có bị xử phạt?
Pháp luật
Việc phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể được lựa chọn để thương lượng tập thể hay không? Trường hợp nào được xem là thương lượng tập thể không thành?
Pháp luật
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể hay không? Chi phí cho việc thương lượng tập thể sẽ do ai chi trả?
Pháp luật
Thương lượng tập thể có bắt buộc phải tổ chức định kỳ hay không? Không chi trả chi phí thương lượng tập thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tổ chức thương lượng tập thể nhằm mục đích gì? Thời gian bắt đầu thương lượng tập thể là khi nào?
Pháp luật
Văn bản đề nghị thành lập Hội đồng thương lượng tập thể phải có thông tin gì? Nhiệm vụ của Hội đồng thương lượng tập thể là gì?
Pháp luật
Số lượng đại diện tham gia thương lượng tập thể được quyết định như thế nào khi có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương lượng tập thể
782 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương lượng tập thể
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào