Người sử dụng lao động có được cắt giảm nhân sự khi không còn việc làm phù hợp với người lao động không?

Người sử dụng lao động có được cắt giảm nhân sự khi không còn việc làm phù hợp với người lao động không? Cụ thể: Bên chị cần giảm 01 hoặc 2 nhân sự đã làm việc từ 2007 do đơn hàng của nhân viên đó có khách hàng ở nước ngoài rút đơn hàng và không còn mặt hàng nào và cũng không còn bộ phận nào khác phù hợp thì công ty chị buộc phải cho nhân viên đó nghỉ việc vì lý do thu nhập của công ty không đủ chi trả khi cắt giảm đơn hàng. Công ty chị sẽ phải chi trợ cấp mất việc như thế nào cho người lao động và làm theo thủ tục gì cho đúng qui định của luật lao động?

Những trường hợp nào người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 thì những trường hợp người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp bao gồm:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Như vậy, nếu không thuộc những trường hợp trên thì việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trái pháp luật.

Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi phải cắt giảm nhân sự vì không còn việc làm?

Theo Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 thì nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế được quy định như sau:

- Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

+ Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

+ Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

+ Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

- Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

+ Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

+ Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.

- Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

- Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.

- Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

- Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Như vậy, trong trường hợp không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng có thể chấm dứt theo diện thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động. Theo đó người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.

Người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động như thế nào?

Theo Điều 47 Bộ luật Lao động 2019 thì trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:

- Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

- Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, trong trường hợp người lao động đã làm việc cho bạn từ năm 2007 đến nay là 2024, thì thời gian tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Người sử dụng lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người sử dụng lao động có nhiều quyền hơn người lao động không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có thể là cá nhân không? Nếu có thì phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định?
Pháp luật
Người sử dụng lao động bao gồm những ai? Chính sách về lao động dành cho người sử dụng lao động?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động yêu cầu không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động là người người chưa thành niên ít nhất 2 lần mỗi năm đúng không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc có được thu học phí của người lao động không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được cắt giảm nhân sự khi không còn việc làm phù hợp với người lao động không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động bắt buộc phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động không trả tiền phép năm cho người lao động có phải hành vi vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Người lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội khi được phụ cấp các khoản về tiền ngoại ngữ, tiền sinh hoạt, tiền chuyên môn, tiền kỹ năng không?
Pháp luật
Không khai trình việc sử dụng lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người sử dụng lao động
Trần Huỳnh Thu Thảo Lưu bài viết
21,357 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người sử dụng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người sử dụng lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào