Người phát ngôn Bộ Y tế có quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp nào?
Người phát ngôn Bộ Y tế có quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp nào?
Người phát ngôn Bộ Y tế có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp được căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
...
3. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau:
a) Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
b) Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
c) Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
...
Theo đó, Người phát ngôn Bộ Y tế (Đồng chí Thứ trưởng được Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí) có quyền từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau:
- Thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật;
- Thông tin về vụ án đang được Điều tra hoặc chưa xét xử, trừ trường hợp cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Điều tra cần thông tin trên báo chí những vấn đề có lợi cho hoạt động Điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Thông tin về vụ việc đang trong quá trình thanh tra chưa có kết luận thanh tra; vụ việc đang trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định của pháp luật chưa được phép công bố;
- Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép công bố.
Người phát ngôn Bộ Y tế có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của Người phát ngôn Bộ Y tế được căn cứ theo khoản 4 Điều 7 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
...
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Y tế về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
...
Theo đó, Người phát ngôn Bộ Y tế có trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Y tế về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
Người phát ngôn Bộ Y tế có quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế?
Có 06 hình thức phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế được căn cứ theo Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BYT năm 2023 như sau:
- Tổ chức họp báo, gặp mặt báo chí.
- Đăng tải nội dung phát ngôn và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Cổng thông tin điện tử của các đơn vị (nếu có) và Báo Sức khỏe và Đời sống.
- Phát ngôn trực tiếp hoặc trả lời phỏng vấn của nhà báo, phóng viên.
- Gửi thông cáo báo chí, nội dung trả lời cho cơ quan báo chí, nhà báo, phóng viên bằng văn bản hoặc qua thư điện tử.
- Cung cấp thông tin qua trao đổi trực tiếp hoặc tại các cuộc giao ban báo chí do Trung ương tổ chức khi được yêu cầu.
- Ban hành văn bản đề nghị cơ quan báo chí đăng, phát phản hồi, cải chính, xin lỗi nội dung thông tin trên báo chí khi các thông tin được đăng tải chưa chính xác, chưa đầy đủ, gây hiểu lầm cho xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?