Người nước ngoài vào Việt Nam theo diện chuyên gia có phải xin Giấy phép lao động hay không?
Người nước ngoài vào Việt Nam theo diện chuyên gia có phải xin Giấy phép lao động hay không?
Người nước ngoài vào Việt Nam theo diện chuyên gia có phải xin Giấy phép lao động hay không? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, theo thông tin mà mình cung cấp thì người lao động nước ngoài sẽ sang Việt Nam theo diện chuyên gia và thời gian vào Việt Nam thì chỉ khoảng nữa tháng.
Trước tiên về trình tự:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định rằng trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được.
Và sau đó báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 152/2020/NĐ-CP này:
"b) Trường hợp người lao động nước ngoài quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 154 của Bộ luật Lao động và các khoản 1, 2, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Điều 7 Nghị định này thì người sử dụng lao động không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài."
Trường hợp của mình vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm thì không cần phải làm thủ tục xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Trường hợp này thì lao động là người nước ngoài cũng không thuộc diện cấp Giấy phép lao động.
Trường hợp nào lao động là người nước ngoài vào Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động?
Tại Điều 8 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về việc xác nhận người lao động là người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động như sau:
"Điều 8. Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
...
2. Người sử dụng lao động đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động trước ít nhất 10 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.
Trường hợp quy định tại khoản 4, 6 và 8 Điều 154 của Bộ luật Lao động và khoản 1, 2, 8 và 11 Điều 7 Nghị định này thì không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin: họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam."
Theo quy định trên và căn cứ vào trường hợp của mình thì cũng không cần phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nhưng phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc thông tin sau:
Họ và tên, tuổi, quốc tịch, số hộ chiếu, tên người sử dụng lao động nước ngoài, ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc trước ít nhất 3 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam là được.
Tóm lại, là trong trường hợp này của mình nếu thỏa mãn điều kiện người nước ngoài này sang Việt Nam theo diện chuyên gia và có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm thì sẽ không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài và không phải làm thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Lao động là người nước ngoài được vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức nào?
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, người lao động là người nước ngoài được vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động;
b) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
c) Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
d) Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
đ) Chào bán dịch vụ;
e) Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
g) Tình nguyện viên;
h) Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
i) Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
k) Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
l) Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
Như vậy, lao động là người nước ngoài được vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?