Người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam?
Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015, theo đó:
Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Như vậy, đối với người phạm tội không thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự thì người nước ngoài phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trường hợp người nước ngoài phạm tội thuộc đối tượng hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế có liên quan. Nếu điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của người phạm tội được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam? (Hình từ Internet)
Khi nào thì người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam bị áp dụng hình phạt Trục xuất?
Hình phạt trục xuất được quy định tại Điều 37 Bộ Luật Hình sự 2015, theo đó:
Trục xuất
Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, hình phạt trục xuất được áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam. Tùy trường hợp theo quy định của Bộ luật Hình sự thì người nước ngoài phạm tội có thể bị trục xuất như là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam có thể bị dẫn độ về nước để truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Quy định về dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp 2007, theo đó:
Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án
1. Dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người đó.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể:
a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án;
b) Thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án.
Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể thực hiện việc dẫn độ người nước ngoài đang ở trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi phạm tội cho nước yêu cầu để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, có các trường hợp cơ quan tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối dẫn độ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Tương trợ tư pháp 2007, theo đó:
Từ chối dẫn độ cho nước ngoài
1. Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam từ chối dẫn độ nếu yêu cầu dẫn độ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam;
b) Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người bị yêu cầu dẫn độ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành hình phạt do đã hết thời hiệu hoặc vì những lý do hợp pháp khác;
c) Người bị yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị Tòa án của Việt Nam kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật về hành vi phạm tội được nêu trong yêu cầu dẫn độ hoặc vụ án đã bị đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam;
d) Người bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
đ) Trường hợp yêu cầu dẫn độ có liên quan đến nhiều tội danh và mỗi tội danh đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước yêu cầu dẫn độ nhưng không đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?