Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải thông báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không?
- Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải thông báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không?
- Trường hợp không nhận được báo cáo từ người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, Bộ Tư pháp sẽ có động thái gì?
- Việc cung cấp và sử dụng thông tin về tình hình phát triển của trẻ em phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải thông báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không?
Theo Điều 39 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về thông báo tình hình phát triển của con nuôi như sau:
Thông báo tình hình phát triển của con nuôi
Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.
Theo đó, 06 tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nơi con nuôi thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
Thông báo tình hình phát triển của trẻ em
1. Cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho Bộ Tư pháp và Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của Luật nuôi con nuôi. Việc thông báo có thể được thực hiện qua đường bưu điện, fax hoặc scan gửi theo đường thư điện tử.
Thông báo được lập theo Biểu mẫu TP/CN-2014/CNNNg.07 được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi.
2. Cha mẹ nuôi có thể trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp cần có thông tin đột xuất về tình hình phát triển của trẻ em cụ thể được cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Theo đó, thông báo tình hình phát triển của trẻ em được lập theo mẫu số 11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BTP (thay thế cho mẫu TP/CN-2014/CNNNg.07 được ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTP).
TẢI VỀ Mẫu thông báo tình hình phát triển của trẻ em
- Cha mẹ nuôi có thể trực tiếp hoặc thông qua sự hỗ trợ của tổ chức con nuôi nước ngoài thông báo tình hình phát triển của trẻ em.
- Trường hợp cần có thông tin đột xuất về tình hình phát triển của trẻ em cụ thể được cho làm con nuôi nước ngoài, tổ chức con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
Người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải báo tình hình phát triển của trẻ cho Bộ Tư pháp đúng không? (Hình từ Internet)
Trường hợp không nhận được báo cáo từ người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, Bộ Tư pháp sẽ có động thái gì?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
Đôn đốc việc thông báo tình hình phát triển của trẻ em
Căn cứ Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và Biên bản giao nhận con nuôi, nếu thấy cha mẹ nuôi không thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo định kỳ, Bộ Tư pháp yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận đôn đốc cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của trẻ em.
Theo đó, căn cứ Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và Biên bản giao nhận con nuôi, nếu thấy cha mẹ nuôi không thông báo tình hình phát triển của trẻ em theo định kỳ, Bộ Tư pháp yêu cầu các tổ chức con nuôi nước ngoài hoặc Cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế của nước nhận đôn đốc cha mẹ nuôi thông báo tình hình phát triển của trẻ em.
TẢI VỀ Mẫu Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài
TẢI VỀ Mẫu Biên bản giao nhận con nuôi nước ngoài
Việc cung cấp và sử dụng thông tin về tình hình phát triển của trẻ em phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
Cung cấp thông tin về tình hình phát triển của trẻ em
1. Căn cứ nội dung báo cáo đánh giá tình hình phát triển của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài do Bộ Tư pháp gửi theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch này, Sở Tư pháp và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em khi có yêu cầu của cha mẹ đẻ, người giám hộ và cơ sở nuôi dưỡng nơi trẻ em cư trú trước khi được giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài.
2. Việc cung cấp thông tin và sử dụng thông tin được cung cấp đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch này.
Theo đó, việc cung cấp thông tin và sử dụng thông tin được cung cấp đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BTP-BNG-BCA-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
- Giữ bí mật thông tin riêng tư của trẻ em.
- Vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?