Người nước ngoài có được trở thành thành viên của hợp tác xã Việt Nam hay không? Nếu được thì có phải đáp ứng điều kiện nào không?

Cho tôi hỏi chồng tôi là người nước ngoài thì có được trở thành thành viên của hợp tác xã hoạt động tại Việt Nam hay không? Nếu được thì chồng tôi có cần đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục nào không? Mong nhận được giải đáp, xin cảm ơn.

Thành viên hợp tác xã là người nước ngoài được không?

Người nước ngoài muốn trở thành thành viên hợp tác xã Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật hợp tác xã 2012, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;

- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã;

- Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

- Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.

- Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.

- Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.

Theo quy định trên, ta thấy người nước ngoài vẫn có thể trở thành thành viên hợp tác xã Việt Nam nếu đáp ứng đủ các điều kiện đã nêu.

Người nước ngoài vẫn có thể trở thành thành viên hợp tác xã không?

Người nước ngoài vẫn có thể trở thành thành viên hợp tác xã không?

Thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định về điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với người nước ngoài, trong đó quy định về thủ tục như sau:

- Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;

- Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 và điều lệ hợp tác xã.

Theo đó, quy định về việc góp vốn của người nước ngoài vào hợp tác xã tại Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:

- Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy định của điều lệ nhưng không quá 20% vốn điều lệ của hợp tác xã.

- Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc kể từ ngày được kết nạp.

- Khi góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên được hợp tác xã cấp giấy chứng nhận vốn góp. Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã;

+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã;

+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.

Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;

+ Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;

+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã;

- Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp do điều lệ quy định.

Như vậy, người nước ngoài đáp ứng các điều kiện đối với thành viên hợp tác xã nộp đơn xin gia nhập, tán thành điều lệ hợp tác xã và thực hiện thủ tục góp vốn theo quy định để trở thành thành viên hợp tác xã.

Thành viên hợp tác xã có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Khi trở thành thành viên hợp tác xã, thành viên hợp tác xã được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ như sau:

* Quyền của thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 14 Luật Hợp tác xã 2012:

- Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.

- Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.

- Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

- Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.

- Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

- Quyền khác theo quy định của điều lệ.

* Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định tại Điều 15 Luật Hợp tác xã 2012:

- Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.

- Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.

Như vậy, người nước ngoài là cá nhân cư trú hợp pháp tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định, có đơn xin gia nhập và thực hiện thủ tục góp vốn theo Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 thì có thể trở thành thành viên hợp tác xã. Khi trở thành thành viên hợp tác xã, người nước ngoài là thành viên được hưởng các quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thành viên hợp tác xã Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thành viên hợp tác xã
Hợp tác xã TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN HỢP TÁC XÃ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có quy định về vốn góp tối thiểu vào hợp tác xã hay không?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã chi phí vận hành các điểm giới thiệu sản phẩm tại địa phương không?
Pháp luật
Đại hội thành viên theo tổ chức quản trị rút gọn của hợp tác xã có quyền thông qua phương án phân phối thu nhập không?
Pháp luật
Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
Pháp luật
Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Các mức lãi suất cho vay nội bộ của hợp tác xã cần phải được niêm yết ở đâu? Điều kiện để hợp tác xã cho vay nội bộ là gì?
Pháp luật
Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ khi dư nợ quá hạn bao nhiêu? Khoản cho vay nội bộ bị thất thoát cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Tải về Mẫu 01 VT phiếu nhập kho áp dụng đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chuẩn Thông tư 71?
Pháp luật
Tổng nguồn vốn của hợp tác xã có phải là tiêu chí phân loại hợp tác xã? Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp?
Pháp luật
Thu nhập từ giao dịch nội bộ của hợp tác xã được xác định như thế nào? Hợp tác xã ngừng cho vay nội bộ trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thành viên hợp tác xã
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
4,061 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thành viên hợp tác xã Hợp tác xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành viên hợp tác xã Xem toàn bộ văn bản về Hợp tác xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào