Người nộp thuế hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Người nộp thuế hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế thì có phải là trốn thuế không?
- Người nộp thuế hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế là gì?
Người nộp thuế hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế thì có phải là trốn thuế không?
Hành vi trốn thuế được quy định tại khoản 10 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Hành vi trốn thuế
...
9. Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.
10. Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế.
11. Người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế mà bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này đối với trường hợp sau đây:
a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp;
b) Nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày có phát sinh số tiền thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế thì bị xem là hành vi trốn thuế.
Người nộp thuế hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế thì có phải là trốn thuế không? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hình thức xử phạt đối với hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
e) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan quản lý thuế thì có thể bị xử phạt hành chính theo các mức sau đây:
- Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên;
- Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có một tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có hai tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Lưu ý: Trường hợp không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp thì phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt sẽ gấp 2 lần mức phạt của cá nhân.
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế là gì?
Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trốn thuế được quy định tại khoản 6 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi trốn thuế
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
7. Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
...
Như vậy, theo quy định, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi hoạt động kinh doanh trong thời gian xin tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo với cơ quan thuế là:
- Buộc phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp hành vi trốn thuế đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi đó nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
- Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?