Người nộp thuế gặp khó khăn do bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì có được giảm thuế TNCN không?
Người nộp thuế gặp khó khăn do bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì có được giảm thuế TNCN không?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:
Giảm thuế
Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Cùng với đó, căn cứ theo Điều 5 Nghị định 65/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Giảm thuế
1. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
2. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ và việc xét giảm thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này.
Theo đó, trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
Người nộp thuế gặp khó khăn do bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì có được giảm thuế TNCN không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin giảm thuế đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 54 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:
Thủ tục hồ sơ giảm thuế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Thông tư này
...
2. Hồ sơ đối với người nộp thuế gặp khó khăn do bị tai nạn
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Văn bản hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của cơ quan công an hoặc xác nhận mức độ thương tật của cơ quan y tế;
c) Giấy tờ xác định việc bồi thường của cơ quan bảo hiểm hoặc thỏa thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có);
d) Các chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn;
đ) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
3. Hồ sơ đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ;
d) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công).
Theo đó, hồ sơ giảm thuế đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC; Tải
- Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
- Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ;
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC (nếu người nộp thuế đề nghị giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công). Tải
Khi mắc những bệnh hiểm nghèo nào người lao động sẽ được giảm thuế TNCN?
Căn cứ tại Danh mục được ban hành kèm theo Công văn 6383/BTC-TCT năm 2015, Bộ Tài chính hướng dẫn danh sách 42 bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế thu nhập cá nhân gồm:
1. Ung thư | 16. Teo cơ tiến triển | 30. Bệnh Lupus ban đỏ |
2. Nhồi máu cơ tim lần đầu | 17. Viêm đa khớp dạng thấp nặng | 31. Ghép cơ quan (ghép tim, ghép gan, ghép thận) |
3. Phẫu thuật động mạch vành | 18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết | 32. Bệnh lao phổi tiến triển |
4. Phẫu thuật thay van tim | 19. Thiếu máu bất sản | 33. Bỏng nặng |
5. Phẫu thuật động mạch chủ | 20. liệt hai chi | 34. Bệnh cơ tim |
6. Đột quỵ | 21. Mù hai mắt | 35. Bệnh Alzheimer hay sa sút trí tuệ |
7. Hôn mê | 22. Mất hai chi | 36. Tăng áp lực động mạch phổi |
8. Bệnh xơ cứng rải rác | 23. Mất thính lực | 37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động |
9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ | 24. Mất khả năng phát âm | 38. Chấn thương sọ não nặng |
10. Bệnh Parkinson | 25. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn | 39. Bệnh chân voi |
11. Viêm màng não do vi khuẩn | 26. Suy thận | 40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp |
12. Viêm não nặng | 27. Bệnh nang tuỷ thận | 41. Ghép tuỷ |
13. U não lành tính | 28. Viêm tuỵ mãn tính tái phát | 42. Bại liệt |
14. Loạn dưỡng cơ | 29. Suy gan | |
15. Bại hành tuỷ tiến triển |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?