Người nộp thuế được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế nhập khẩu phải nộp để thông quan hàng hóa thì có phải nộp tiền chậm nộp không?
- Người nộp thuế được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế nhập khẩu phải nộp để thông quan hàng hóa thì có phải nộp tiền chậm nộp không?
- Chỉ có tổ chức tín dụng mới được bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu thay cho người nộp thuế đúng không?
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì có được miễn thuế nhập khẩu không?
Người nộp thuế được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế nhập khẩu phải nộp để thông quan hàng hóa thì có phải nộp tiền chậm nộp không?
Trường hợp người nộp thuế được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Thời hạn nộp thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
...
Như vậy, theo quy định trường hợp người nộp thuế được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế nhập khẩu phải nộp để thông quan hàng hóa thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế.
Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Người nộp thuế được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế nhập khẩu phải nộp để thông quan hàng hóa thì có phải nộp tiền chậm nộp không? (Hình từ Internet)
Chỉ có tổ chức tín dụng mới được bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu thay cho người nộp thuế đúng không?
Việc bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu thay cho người nộp thuế được quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Người nộp thuế
1. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
4. Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh;
đ) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;
e) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì đối tượng được bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu thay cho người nộp thuế là các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
Như vậy, ngoài tổ chức tín dụng thì các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì vẫn có thể bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu thay cho người nộp thuế.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất được tổ chức tín dụng bảo lãnh thì có được miễn thuế nhập khẩu không?
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Miễn thuế
...
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
...
b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.
10. Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.
...
Như vậy, theo quy định, đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong thời hạn tạm nhập, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất thì được miễn thuế nhập khẩu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?