Người muốn được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Người muốn được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Người được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp có những quyền hạn như thế nào?
- Người được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp có những nghĩa vụ nào?
- Cơ quan cấp chứng chỉ bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm như thế nào?
Người muốn được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về điều kiện cấp chứng chỉ như sau:
Điều kiện cấp chứng chỉ
1. Đối với chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghiệp vụ:
a) Hoàn thành chương trình đào tạo theo quy định,
b) Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý:
Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định tại Quyết định số 07/2008/QĐ-BTP ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.
3. Đối với chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ:
a) Tham gia học tập đầy đủ các nội dung quy định của chương trình bồi dưỡng. Thời gian nghỉ học có lý do không được vượt quá 20% thời gian quy định của chương trình.
b) Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch theo quy định. Các bài kiểm tra, viết thu hoạch phải đạt từ 5 điểm trở lên.
Như vậy, theo quy định trên thì người muốn được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Tham gia học tập đầy đủ các nội dung quy định của chương trình bồi dưỡng. Thời gian nghỉ học có lý do không được vượt quá 20% thời gian quy định của chương trình;
- Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch theo quy định. Các bài kiểm tra, viết thu hoạch phải đạt từ 5 điểm trở lên.
Người muốn được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp cần phải đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Người được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp có những quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về quyền và nghĩa vụ của người được cấp chứng chỉ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được cấp chứng chỉ
1. Người được cấp chứng chỉ có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản sao, chứng thực chứng chỉ khi có nhu cầu;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ theo đúng thời hạn quy định;
c) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chỉnh sửa các nội dung ghi trên chứng chỉ theo quy định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì người được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp có những quyền hạn như sau:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản sao, chứng thực chứng chỉ khi có nhu cầu;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ theo đúng thời hạn quy định;
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chỉnh sửa các nội dung ghi trên chứng chỉ theo quy định.
Người được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp có những nghĩa vụ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về quyền và nghĩa vụ của người được cấp chứng chỉ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người được cấp chứng chỉ
…
2. Người được cấp chứng chỉ có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để ghi trong nội dung chứng chỉ;
b) Giữ gìn, bảo quản chứng chỉ, không được cho người khác sử dụng;
c) Trình báo ngay cho cơ quan cấp chứng chỉ và cơ quan công an nơi gần nhất khi bị mất bản chính chứng chỉ;
d) Nộp lại chứng chỉ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ.
Như vậy, theo quy định trên thì người được câp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ của Bộ Tư pháp có những nghĩa vụ sau:
- Cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết để ghi trong nội dung chứng chỉ;
- Giữ gìn, bảo quản chứng chỉ, không được cho người khác sử dụng;
- Trình báo ngay cho cơ quan cấp chứng chỉ và cơ quan công an nơi gần nhất khi bị mất bản chính chứng chỉ;
- Nộp lại chứng chỉ cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ.
Cơ quan cấp chứng chỉ bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Quy chế quản lý chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 878/QĐ-BTP năm 2010, có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý và người cấp chứng chỉ như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý và người cấp chứng chỉ
1. Cơ quan cấp chứng chỉ có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, đối chiếu và ghi chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết trong chứng chỉ;
b) Cấp chứng chỉ đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định;
c) Chỉnh sửa nội dung chứng chỉ theo quy định;
d) Thu hồi chứng chỉ theo quy định;
đ) Cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc theo quy định;
e) Lập đầy đủ hồ sơ làm căn cứ để cấp phát, quản lý chứng chỉ và lưu trữ lâu dài.
2. Người có thẩm quyền cấp chứng chỉ chịu trách nhiệm cá nhân trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật về tính chính xác của nội dung chứng chỉ đã được ký.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ quan cấp chứng chỉ bồi dưỡng của Bộ Tư pháp có trách nhiệm sau:
- Kiểm tra, đối chiếu và ghi chính xác, đầy đủ các thông tin cần thiết trong chứng chỉ;
- Cấp chứng chỉ đúng thẩm quyền và đúng thời hạn theo quy định;
- Chỉnh sửa nội dung chứng chỉ theo quy định;
- Thu hồi chứng chỉ theo quy định;
- Cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc theo quy định;
- Lập đầy đủ hồ sơ làm căn cứ để cấp phát, quản lý chứng chỉ và lưu trữ lâu dài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?