Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được chi trả những khoản phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản?
- Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được chi trả những chi phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản?
- Nghĩa vụ chi trả chi phí đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như thế nào?
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được chi trả những chi phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản?
Người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được chi trả những chi phí nào để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản? (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 32/2016/TT-BYT quy định về các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau:
Các chi phí thực tế để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
1. Các chi phí bắt buộc bên nhờ mang thai hộ chi trả:
a) Chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.
b) Chi phí liên quan đến y tế gồm:
- Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chi trả căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh;
- Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được chi trả căn cứ các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật;
- Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
c) Chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
2. Các chi phí khác ngoài quy định tại Điều 1 và Khoản 1 Điều này do hai bên tự thỏa thuận: xác định theo văn bản thỏa thuận giữa hai bên.
Theo đó, bên nhờ mang thai hộ có trách nhiệm chi trả các khoản chi phí sau đây để bên mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có đủ điều kiện bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản:
- Thứ nhất là chi phí đi lại tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để được tư vấn, khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe, thực hiện dịch vụ, kỹ thuật y tế: xác định theo giá ghi trên vé, hóa đơn, hoặc giấy biên nhận thanh toán với chủ phương tiện.
- Thứ hai là chi phí liên quan đến y tế gồm:
+ Chi phí thực hiện các dịch vụ tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, kỹ thuật y tế trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản được chi trả căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người mang thai hộ theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do cấp có thẩm quyền quy định áp dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế và khám bệnh, chữa bệnh;
+ Chi phí các loại thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế chưa được tính vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được chi trả căn cứ các hóa đơn, chứng từ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng cho người mang thai hộ theo chỉ định của bác sỹ, phù hợp với quy định, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật của Bộ trưởng Bộ Y tế và giá mua theo quy định của pháp luật;
+ Các dịch vụ chưa được cấp có thẩm quyền quy định giá thì thanh toán theo hóa đơn, chứng từ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ chi phí thực tế thực hiện dịch vụ.
- Thứ ba là chi phí dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho người mang thai hộ, chi phí các vật dụng chăm sóc vệ sinh cá nhân trước, trong và sau sinh cho người mang thai hộ theo thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ: xác định theo hóa đơn (nếu có) hoặc giấy biên nhận.
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận việc chi trả những khoản chi phí khác và được xác nhận trong văn bản thỏa thuận giữa các bên.
Nghĩa vụ chi trả chi phí đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 32/2016/TT-BYT, nghĩa vụ chi trả chi phí đối với việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định như sau:
- Trường hợp người mang thai hộ không có bảo hiểm y tế thì người nhờ mang thai hộ có trách nhiệm chi trả toàn bộ những chi phí để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ.
- Trường hợp người mang thai hộ có bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán chi phí theo đã nêu ở trên theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có trách nhiệm chi trả các chi phí thuộc trách nhiệm của mình sau khi trừ đi phần chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội (nếu có).
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo?
Theo Điều 6 Thông tư 32/2016/TT-BYT, trong việc bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
- Thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy trình chuyên môn kỹ thuật do cấp có thẩm quyền quy định.
- Phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc thanh toán chi phí chăm sóc sức khỏe sinh sản bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?