Người mắc bệnh tâm thần giết người có ở tù không? Gia đình có phải chịu trách nhiệm thay khi người mắc bệnh tâm thần giết người không?
Người mắc bệnh tâm thần có mặc nhiên được công nhận là mất năng lực hành vi dân sự không?
Theo Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về việc mất năng lực hành vi dân sự:
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Như vậy, việc giết B, anh A hoàn toàn không làm chủ được hành vi của mình là sai trái, vi phạm pháp luật. Nhưng anh A để chứng minh là người mắc bệnh tâm thần thì cần phải được cơ sở giám định pháp y tâm thần kết luận và tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự thì mới kết luận được việc giết B có vi phạm pháp luật hay không.
Người mắc bệnh tâm thần giết người có bị ở tù hay không?
Người mắc bệnh tâm thần giết người có bị ở tù hay không?
Theo Điều 123 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định xử phạt về tội giết người như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo Điều 21 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Một người được xem là mắc bệnh tâm thần khi cơ quan giám định pháp y kết luận và được tòa án tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy, với trường hợp trên anh A có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có kết luận của giám định pháp y và tuyên bố của tòa án. Nếu không anh A phải chịu trách nhiệm hình sự vì tội giết người theo khung định mức trách nhiệm tại các điều khoản trên.
Gia đình người mắc bệnh tâm thần giết người có phải bồi thường cho gia đình người bị hại hay không?
Theo Điều 57 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;
d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
Tại Khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp phát sinh trường hợp bồi thường thiệt hại như sau
"Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
...
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường."
Như các điều khoản đã nêu trên, trong trường hợp tòa án xác định A phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại, người giám hộ của anh A sẽ phải có trách nhiệm thực hiện bồi thường thiệt hại do người mất năng lực hành vi gây ra cho người bị hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?