Người mắc bệnh khớp có được thực hiện nghĩa vụ quân sự không? Khi đi khám nghĩa vụ quân sự, có cần mang theo giấy tờ liên quan đến tình trạng bệnh của mình?
Người mắc bệnh khớp có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
- Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
- Sau khi thực hiện khám sức khỏe cho công dân, các y bác sĩ sẽ cho điểm theo 06 mức điểm, cụ thể như sau:
+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Các mức điểm này sẽ được đánh giá theo từng tiêu chí trong phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Mục II Mẫu 2 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, bao gồm 08 chỉ tiêu sau đây:
+ Thể lực;
+ Mắt;
+ Tai, mũi, họng;
+ Răng, hàm, mặt;
+ Nội khoa;
+ Tâm thần kinh;
+ Ngoại khoa;
+ Da liễu.
Và căn cứ vào số điểm mà các y bác sĩ đã chấm cho 08 tiêu chí nêu trên, sức khỏe của công dân khám nghĩa vụ quân sự sẽ được phân thành 06 loại như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Đối với tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của người mắc bệnh khớp, tại tiểu mục 102 Mục 8 Phần II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2)
...
8. Các bệnh về cơ, xương, khớp
...
Theo tiêu chuẩn phân loại bệnh tật đối với người khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bệnh khớp trong các trường hợp được chấm điểm từ mức 4 đến 6 điểm.
Căn cứ vào 08 tiêu chí phân loại sức khỏe đối với người khám nghĩa vụ quân sự, người bệnh khớp được xếp vào loại sức khỏe thứ 4, thứ 5 và thứ 6 tương ứng với tình trạng sức khỏe trung bình, kém và rất kém.
Bên cạnh đó, chỉ những công dân có sức khỏe đạt loại 1, loại 2 và loại 3 mới được tuyển chọn và gọi nhập ngũ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP.
Như vậy, người mắc bệnh khớp sẽ không được thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời gian mắc bệnh, trong trường hợp đã chữa khỏi bệnh và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, công dân sẽ được thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Người mắc bệnh khớp có được thực hiện nghĩa vụ quân sự không? Khi đi khám nghĩa vụ quân sự, có cần mang theo giấy tờ liên quan đến tình trạng bệnh của mình? (Hình từ Internet)
Khi đi khám nghĩa vụ quân sự, người mắc bệnh khớp có cần mang theo giấy tờ liên quan đến tình trạng bệnh của mình?
Yêu cầu đối với người đi khám nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
Yêu cầu đối với công dân khi đi kiểm tra, sơ tuyển, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phải xuất trình
a) Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;
b) Giấy chứng minh nhân dân;
c) Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
2. Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.
3. Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.
4. Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, người mắc bệnh khớp có thể chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến tình trạng bệnh của mình (nếu có) để xuất trình cho Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Có trường hợp nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp nêu trên, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?