Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải đóng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động không?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải đóng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động không?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được làm việc ở những khu vực nào?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ gì?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải đóng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động không?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
...
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải đóng thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động không? (Hình từ Internet)
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được làm việc ở những khu vực nào?
Những khu vực người lao động Việt Nam không được làm được quy định tại khoản 13 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
13. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực sau đây:
a) Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
b) Khu vực đang bị nhiễm xạ;
c) Khu vực bị nhiễm độc;
d) Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
14. Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề.
15. Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
16. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được làm việc ở các khu vực sau đây:
(1) Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;
(2) Khu vực đang bị nhiễm xạ;
(3) Khu vực bị nhiễm độc;
(4) Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
(1) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
(2) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam;
Tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
(3) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
(4) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
(5) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động;
Tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
(6) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
(7) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
Thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú 2020 trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
(8) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
(9) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?