Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không?
- Người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không?
Căn cứ tại khoản 12 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
...
12. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với công việc sau đây:
a) Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;
b) Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;
c) Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;
d) Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;
đ) Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;
e) Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);
g) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
...
Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng không được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn theo quy định nêu trên.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có được làm công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo Điều 46 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
- Các quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Ký kết hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ;
- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp doanh nghiệp dịch vụ vi phạm hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
- Được chấm dứt hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ khi doanh nghiệp dịch vụ không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác;
- Được gia hạn hoặc ký kết hợp đồng lao động mới phù hợp với quy định pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền dịch vụ;
- Thỏa thuận với doanh nghiệp dịch vụ về tiền ký quỹ hoặc giới thiệu bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
- Thanh lý hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ trong thời hạn 180 ngày kể từ, ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.
Theo quy định nêu trên, các hành vi bị nghiêm cấm đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm:
- Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
- Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
- Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
- Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
- Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?