Người lao động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị xử phạt thế nào?
- Sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì người lao động có những nghĩa vụ gì?
- Người lao động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị xử phạt thế nào?
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt người lao động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản không?
Sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì người lao động có những nghĩa vụ gì?
Theo Điều 74 Luật Phá sản 2014 quy định về nghĩa vụ của người lao động như sau:
Nghĩa vụ của người lao động
Kể từ ngày Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động có nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; không được thực hiện hành vi nhằm che giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo quy định trên, sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp thì người lao động có những nghĩa vụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
Và người lao động không được thực hiện hành vi nhằm che giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.
Thủ tục phá sản (Hình từ Internet)
Người lao động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 75 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản như sau:
Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người lao động liên quan đến thủ tục phá sản
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi che giấu tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
...
Theo đó, người lao động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm.
Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt người lao động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản không?
Căn cứ khoản 5 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
...
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án các cấp:
a) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; các Điều 75, 76 và 77 Nghị định này;
b) Chánh án Tòa án cấp huyện xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 66, 67, 69 và 71; khoản 1 Điều 73; khoản 1 Điều 75; Điều 76 và Điều 77 Nghị định này;
c) Chánh án Tòa án cấp tỉnh xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 56, 57, 66, 67, 69, 71, 72, 73, 75, 76 và 77; điểm s khoản 2 và điểm s khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về quyền của Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Toà án
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính; điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
...
Như vậy, người lao động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng nên Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền xử phạt người lao động tẩu tán tài sản của doanh nghiệp sau khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?